Trong Miệng Có Vết Trắng Là Bệnh Gì? Phương Pháp Điều Trị

Trong miệng có vết trắng là bệnh gì? Có ảnh hưởng gì không? Mảng trắng trong miệng khiến người bị cảm thấy đau rát thậm chỉ chảy máu khi sử dụng các dụng cụ cạo lưỡi. Như vậy, để tìm ra được nguyên nhân và cách điều trị vết trắng trong miệng dứt điểm thì hãy cùng Nha Khoa Spring Orchid tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Trong miệng có vết trắng là bệnh gì?

trong miệng có vết trắng

Mảng trắng bám dai và chắc trong miệng trên bề mặt lưỡi có thể là dấu hiệu của bệnh nấm miệng, nhiễm nấm candida. Candida là một loại vi khuẩn tồn tại tự nhiên trong miệng mỗi người. Khi chúng phát triển quá mức và không kiểm soát, có thể gây ra chứng nấm miệng.

Đối tượng dễ mắc bệnh nấm miệng

Bệnh nấm miệng có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em và người cao tuổi. Dưới đây là đối tượng mắc bệnh nấm miệng:

  • Độ tuổi: Trẻ em và người già có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nấm miệng.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch: Khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh tật, dùng thuốc hoặc điều trị, nguy cơ mắc bệnh nấm miệng tăng lên.
  • Sử dụng răng giả: Sử dụng răng giả, đặc biệt là răng giả tháo lắp, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây nhiễm trùng miệng.
  • Khô miệng: Tình trạng khô miệng thường xuyên là một yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển trong miệng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid: Việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid bằng đường uống hoặc hít cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm miệng.
  • Hóa trị và xạ trị bệnh ung thư: Quá trình hóa trị và xạ trị bệnh ung thư có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh nấm miệng.

Nguyên nhân có vết trắng trong miệng

nguyên nhân có vết trắng
Vết trắng trong miệng (Nấm miệng) là bệnh nấm candida. Thường xuất hiện trong trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm. Sử dụng các loại thuốc kháng sinh làm xáo trộn và mất cân bằng hệ vi sinh vật tự nhiên trong cơ thể. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra những vết trắng trong miệng:
  • HIV/AIDS: Virus gây bệnh AIDS tấn công hệ thống miễn dịch, làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển và gây ra chứng nấm miệng.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, mức đường trong nước bọt sẽ tạo điều kiện cho nấm candida phát triển.
  • Ung thư: Bệnh ung thư và các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng viêm niêm mạc miệng.

Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nấm miệng

Mảng trắng trong miệng có thể xuất hiện trên lưỡi, vòm miệng, niêm mạc má, nướu và amidan. Nó tạo cảm giác như có miếng bông trong miệng và dễ chảy máu khi bị cọ xát.
Người bệnh cũng có thể trải qua tình trạng khô miệng, mất vị giác và cảm thấy không ngon miệng. Khóe miệng có thể bị nứt và đỏ, đặc biệt phổ biến đối với những người sử dụng răng giả.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp đau nhức trong miệng và khó khăn trong việc ăn uống và nuốt, cảm giác như thức ăn mắc kẹt trong cổ họng. Tình trạng này cần được chú ý và điều trị kịp thời để giảm các biểu hiện và khó khăn trong hoạt động hàng ngày.

Cách khắc phục mảng trắng trong miệng hiệu quả

Bệnh nấm miệng có thể dễ dàng điều trị ở những người khỏe mạnh. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc trị nấm miệng, thường là gel hoặc chất lỏng, được bôi trực tiếp vào khoang miệng.

Trong một số trường hợp, thuốc điều trị nấm miệng có thể có dạng viên nén hoặc viên nang sẽ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, quá trình điều trị bằng thuốc kéo dài từ 7 đến 14 ngày để khỏi bệnh.

Nếu bệnh nấm miệng xuất phát từ việc sử dụng thuốc kháng sinh hoặc corticosteroid. Bác sĩ có thể xem xét điều chỉnh liều lượng hoặc chuyển sang loại thuốc khác.

Để điều trị bệnh nấm miệng thành công, cần kết hợp việc sử dụng thuốc với tình trạng sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu do mắc các bệnh khác quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Khi đó, bác sĩ sẽ kết hợp điều trị nấm miệng với việc giải quyết các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của bệnh nhân.

Mảng trắng bên trong miệng có ảnh hưởng gì không?

Mảng trắng do nấm miệng thường không gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và có tính chất nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đối với những người đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, nấm miệng trở thành một nguy cơ nghiêm trọng hơn.

Nếu không được điều trị kịp thời, nấm miệng có thể lan rộng đến thực quản. Khi đó, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc nuốt, có cảm giác bị vướng nghẹn ở cổ. Nhiều trường hợp còn gặp các triệu chứng như ợ chua, buồn nôn, cảm giác nóng rát ở vùng cổ và ngực.

Khi sức đề kháng suy giảm, vi khuẩn có lợi trở nên yếu thế, và nấm miệng có khả năng lây lan khắp cơ thể, đe dọa sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Thăm khám điều trị tại Nha Khoa Spring Orchid

Chăm sóc và thăm khám răng miệng định kỳ giúp bảo vệ răng luôn khỏe mạnh. Đồng thời, trở nên tự tin hơn khi sở hữu một đẹp với hàm răng trắng sáng. Dưới đây là một số lý do mà khách hàng nên lựa chọn Nha Khoa Spring Orchid để thăm khám định kỳ:

  • Spring Orchid có đội ngũ chuyên gia chất lượng, giàu kinh nghiệm và được đào tạo tốt trong lĩnh vực nha khoa, sẵn sàng cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
  • Sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, đảm bảo khách hàng tiếp cận với các phương pháp hiện đại và an toàn nhất.
  • Cung cấp đa dạng dịch vụ nha khoa, bao gồm kiểm tra tổng quát, điều trị vấn đề răng miệng, răng sứ và nha khoa thẩm mỹ, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Môi trường thoải mái, thân thiện, với nhân viên tận tâm và chu đáo để khách hàng cảm thấy thoải mái và tự tin trong quá trình điều trị.

Câu Hỏi Thường Gặp

Nổi mụn trắng trong miệng không đau thường không đáng lo ngại. Bởi nổi mụn chắn chủ yếu do một số nguyên nhân như các vết loét miệng, nhổ răng, răng bị tổn thương, mụn nhọt,… Nếu phát hiện sớm bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.

Lớp mảng nhầy màu trắng bên trong miệng khi đánh răng có thể là mảng bám (plaque), vết loét hoặc mảng vi khuẩn.

Vết trắng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong miệng như: Bề mặt lưỡi, vòm miệng, niêm mạc, nướu răng, Amidan,..