Nha Khoa Trẻ Em
Đến với Nha khoa trẻ em tại nha khoa Spring Orchid, chúng tôi chuyên tư vấn ngăn ngừa, chăm sóc, và điều trị các bệnh răng miệng cho trẻ em từ 3-15 tuổi (độ tuổi thay răng sữa).
Bên cạnh phát triển trí tuệ, cảm xúc và dinh dưỡng, sự quan tâm của cha mẹ đối với nụ cười của con khi còn bé, đảm bảo khớp cắn, răng mọc đều và gương mặt cân đối là món quà ý nghĩa mà ba mẹ dành cho con.
Vì Sao Nên Đến Nha Khoa Trẻ Em?
Nha khoa trẻ em sẽ tập trung theo dõi, đảm bảo 2 giai đoạn phát triển răng chính được thuận lợi. Đặc biệt giúp hạn chế và phòng ngừa sâu răng ở trẻ nhỏ.
Với chuyên môn cao và được đào tạo tiếp cận trẻ tốt, các nha sĩ sẽ giúp bé không phải đối mặt nỗi sợ khi gặp nha sĩ và việc điều trị sẽ diễn ra nhanh chóng, không gây đau cho bé.
Giai Đoạn Mọc Răng Sữa
- 4 răng cửa trung tâm: 7-12 tháng.
- 2 răng cửa bên: 9-13 tháng.
- Răng hàm sữa đầu tiên (răng cối sữa): 13-19 tháng.
- Răng nanh sữa: 16-23 tháng
- 4 răng hàm cuối: 25-33 tháng
Ở giai đoạn này, phụ huynh cần chăm sóc răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh gây sâu răng. Theo dõi kỹ quá trình phát triển của răng để đảm bảo quá trình sinh hoạt ăn uống, tập nói của con không bị cản trở. Đây cũng là tiền đề tốt cho giai đoạn phát triển răng vĩnh viễn sau đó.
Trẻ em từ 2 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng và bàn chải cho trẻ em với hàm lượng ít (1 hạt gạo). Trẻ em lên 3 sẽ tăng lượng kem đánh răng như hạt đậu mỗi ngày 2 lần.
Trẻ em từ 3 tuổi nên bắt đầu đến nha sĩ để được kiểm tra răng. Chuyến đi này sẽ giúp bé được kiểm tra, làm sạch răng miệng và làm quen với môi trường nha khoa. Gia đình nên tạo thói quen kiểm tra nha khoa 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt.
Các Vấn Đề Về Răng Sữa Thường Gặp
Sâu răng
Theo nghiên cứu mới nhất báo cáo rằng cứ 3 người Úc, cứ 3 trẻ em từ 5 – 6 tuổi thì có 1 trẻ đã bị sâu răng ở răng sữa và tỷ lệ này gấp 1/2 đối với Trẻ em Thổ dân và Dân đảo Torres St Eo. Còn đối với trẻ em Việt Nam, hơn 85% trẻ em từ 6-8 tuổi bị sâu răng sữa. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, con số chỉ khoảng 23% do có sự quan tâm về sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Sâu răng là tình trạng bề mặt răng có những lỗ hổng màu vàng, nâu hoặc trắng do vi khuẩn gây ra. Sâu răng sữa nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến quá trình thay răng vĩnh viễn hoặc gây viêm tủy, áp xe răng.
Răng sún
Đây cũng là bệnh phổ biến gây lỗ hổng trên răng, tốc độ lây lan nhanh, không gây đau nhức.
Ban đầu chỉ sún 1 răng nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ lây lan toàn hàm, thân răng bị ăn mòn dần và tiêu biến sát lợi.
Sún răng có tác động lớn đến khả năng ăn nhai của trẻ.
Giai Đoạn Thay Răng
Quá trình thay răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu từ 6 tuổi. Răng sữa sẽ dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Thông thường, bé gái có thời gian thay răng sớm hơn bé trai.
Giai đoạn này có tác động lớn đến nụ cười cũng như sức khỏe răng miệng về sau.
Việc theo dõi kỹ quá trình thay răng sẽ giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề bất thường như răng mọc ngầm, dư kẽ giữa, thiếu mầm răng.
Bên cạnh đó khi xương hàm đang có sự phát triển mạnh mẽ (6-12 tuổi), nếu có sai lệch như răng mọc lệch, hô, móm sẽ có sự can thiệp kịp thời giúp răng phát triển đẹp và tốt hơn.
Các Vấn Đề Thường Gặp Độ Tuổi Thay Răng
Răng lệch, hô, móm
Đây là trường hợp phổ biến ở trẻ em. Các răng có thể mọc chìa ra ngoài hoặc co quặp vào trong.
Khi xương hàm trên phát triển mạnh hơn nhiều so với xương hàm dưới gây hiện tượng hô. Ngược lại, nếu xương hàm dưới phát triển mạnh hơn xương hàm trên sẽ gây móm.
Răng mọc chậm
Dấu hiệu phổ biến nhất là sau khi thay răng được 6 tháng – 1 năm, răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc.
Nguyên nhân có thể là do răng mọc ngầm hoặc thói quen đẩy lưỡi của trẻ. Cần phát hiện và điều trị sớm để không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng.
Viêm nướu
Viên nướu ở trẻ thường xảy ra do ảnh hưởng từ bệnh sâu răng hoặc vệ sinh răng sai cách. Ở độ tuổi thay răng này tỉ lệ sâu răng thường cao hơn độ tuổi mọc răng sữa.
Dấu hiệu thường gặp là nướu của trẻ có mủ, dễ chảy máu, đau nhức, sưng đỏ.
Nếu không điều trị sớm lâu dần sẽ gây tiêu xương và dây chằn gây mất răng sớm.
Các vấn đề răng miệng của trẻ có thể do di truyền hoặc do thói quen xấu như nút tay, thở bằng miệng trong thời gian dài,… . Việc chữa trị có thể nhẹ nhàng và đơn giản hơn nếu được phát hiện sớm.
Ba mẹ hãy chủ động đưa con đến nha khoa trẻ em định kỳ để con có hàm răng khỏe đẹp nhé!
Điều Trị Nha Khoa Cho Trẻ Em
Chụp hình răng
Chụp hình răng giúp bác sĩ nha khoa đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của răng, lợi và cung hàm. Nó có thể giúp phát hiện các vấn đề về răng sớm để có thể điều trị kịp thời. Tuy nhiên thông thường nếu không có gì đáng quan ngại, bé không nhất thiết phải chụp X quang răng.
Làm sạch răng chuyên sâu
Đây là dịch vụ đơn giản nhưng rất quan trọng. Bác sĩ sẽ dùng công cụ chuyên dụng để cạo vôi răng, loại bỏ mảng bám và các tạp chất trên bề mặt răng. Việc làm sạch răng thường được thực hiện định kỳ để giữ cho răng của trẻ luôn sạch sẽ và khỏe mạnh.
Dĩ nhiên phương pháp làm sạch cho bé sẽ đảm bảo nhẹ nhàng, không đau. Bên cạnh đó ba mẹ cũng được cập nhật thêm kiến thức làm sạch răng miệng bé đúng cách hơn nếu tình trạng răng của bé không tốt.
Nhổ răng
Một số tiểu phẫu nhỏ như nhổ răng sẽ được thực hiện.
- Nhổ răng sữa lung lay
- Nhổ răng sữa khi răng vĩnh viễn mọc
- Nhổ răng mọc ngầm
Trám răng sâu
Đây là một trong những dịch vụ phổ biến nhất cho trẻ em. Trám răng sâu giúp phục hồi răng trẻ sau khi bị sâu. Bác sĩ sẽ loại bỏ mảng sâu trong răng, sau đó sử dụng vật liệu đặc biệt để lấp đầy khoảng trống. Việc trám răng sâu giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng lan rộng, giúp giữ cho răng khỏe mạnh hơn.
Trám răng cho trẻ thường sử dụng vật liệu GIC.
Hàn trám răng
Hàn trám răng là dịch vụ giúp phục hồi các vết mẻ hoặc vỡ trên răng của trẻ em. Bác sĩ sẽ sử dụng một vật liệu đặc biệt để lấp đầy khoảng trống và làm cho răng trở nên đẹp hơn.
Niềng răng/ Chỉnh nha
Dịch vụ niềng răng/ chỉnh nha được sử dụng để chỉnh hình răng, giúp trẻ em có nụ cười đẹp hơn và giảm nguy cơ các vấn đề về răng miệng. Chỉnh nha thường được thực hiện ở độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi, khi răng trẻ đã phát triển đủ.
Trẻ em thường được khuyến khích sử dụng hình thức niềng răng kim loại thay vì niềng răng trong suốt. Việc này sẽ giúp răng được điều trị nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn.
Chăm Sóc Răng Cho Trẻ Tại Nha Khoa Spring Orchid
Hiện nay, phòng khám nha khoa Spring Orchid cung cấp các dịch vụ nha khoa toàn diện cho trẻ em. Thường xuyên kiểm tra răng miệng cho bé từ nhỏ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tránh được các bệnh phổ biến.
Trung tâm nha khoa cung cấp đầy đủ máy móc, trang thiết bị chất lượng, hiện đại đáp ứng được nhu cầu điều trị.
Chúng tôi tự hào trong việc phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng và gia đình của họ. Với đội ngũ bác sĩ nha khoa, nha sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong việc tiếp đón trẻ em sẽ giúp việc thăm khám nha khoa của bé trở nên thú vị hơn!
Câu Hỏi Thường Gặp
Khi Nào Nên Đưa Trẻ Đến Nha Sĩ?
Chúng tôi khuyên bạn nên mang theo con mình ngay từ khi còn nhỏ, khi chiếc răng đầu tiên của chúng bắt đầu nhú. Bạn có thể đưa con đi chung trong các buổi khám răng định kỳ. Bằng cách này con bạn sẽ quen với việc đến nha sĩ và làm quen với môi trường xung quanh.
Khi bé lớn hơn, nha sĩ sẽ thực hiện đếm răng và cuối cùng là kiểm tra toàn diện và làm sạch răng. Độ tuổi mà con bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc này là rất tùy thuộc.
Khi bé lớn hơn, chuyên viên sẽ hướng dẫn bé cách chăm sóc răng miệng giúp hình thành những thói quen tốt trong sinh hoạt.
Khi Nào Nên Bắt Đầu Đánh Răng Cho Bé?
Ngay sau khi trẻ mọc răng, nên dùng bàn chải đánh răng cho trẻ bằng nước vào buổi tối sau lần bú sữa cuối cùng.
Kem đánh răng dành cho trẻ em (ít florua) có thể được sử dụng khi trẻ 18 tháng và việc đánh răng nên tăng lên hai lần mỗi ngày khi trẻ được 3 tuổi. Đến 8 tuổi, trẻ nên được tập dùng chỉ nha khoa.
Nha Khoa Spring Orchid Có Khám Răng Cho Trẻ Em Không?
Có. Trên thực tế, chúng tôi rất vui khi thấy các em nhỏ. Nhiều khách hàng nhỏ tuổi của chúng tôi giờ đã là cha mẹ và đưa con họ đến khám với chúng tôi. Chúng tôi thấy nhiều thành viên trong gia đình có từ nhiều thế hệ trở lại đây. Các bậc phụ huynh đều rất an tâm về dịch vụ.
Nên Đưa Trẻ Khám Răng Bao Lâu 1 Lần?
Khuyến cáo chung của ngành nha khoa là 6 tháng một lần, và điều này đặc biệt đúng khi răng và miệng vẫn đang phát triển.
Hiệp hội Nha khoa Úc khuyến nghị khám nha khoa đầu tiên cho trẻ khi được 1 tuổi. Chúng tôi khuyên bạn nên mang theo con mình ngay từ khi còn nhỏ, tốt nhất là trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Thường thì trẻ nhỏ không hợp tác lắm ở độ tuổi đó, nhưng chúng vẫn có thể được bố mẹ đưa đến các cuộc hẹn để làm quen với môi trường.
Việc thăm khám răng miệng sớm là điều cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề răng miệng. Bắt đầu từ khi còn nhỏ khi không cần điều trị cũng giúp hình thành thói quen tốt về răng miệng và giảm nguy cơ phát triển chứng sợ răng.
Điều quan trọng là phải kiểm tra răng của con bạn tại nhà. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như mảng trắng, đốm đen hoặc lỗ trên răng thì vui lòng đặt lịch hẹn để được đánh giá.
Làm Sao Để Con Chịu Đánh Răng?
Nha sĩ và nhân viên vệ sinh của chúng tôi sẽ có thể hỗ trợ bạn các mẹo và thủ thuật để giúp bạn làm sạch răng cho con bạn và khi chúng lớn hơn, hãy hình thành thói quen thích hợp để tự làm sạch răng. Những đứa trẻ khác nhau phản ứng với các chiến thuật khác nhau nên bạn có thể cần thử nghiệm. Có một số ứng dụng dành cho điện thoại thông minh có thể hỗ trợ việc đánh răng trở nên thú vị.