Dán Răng Bonding

Răng không đều và xỉn màu khiến bạn mất tự tin? Bạn đang tìm kiếm một liệu trình thẩm mỹ nha khoa với giá cả hợp lý? Công nghệ dán răng Bonding sẽ là một trong những lựa chọn được đề xuất cho bạn. 

Vậy dán răng Bonding là gì? Chi phí cho việc dán keo Bonding là bao nhiêu? Cơ sở uy tín để thực hiện chỉnh răng Bonding? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu và cung cấp thông tin cho bạn:

Công Nghệ Dán Răng Bonding / Composite Bonding Là Gì?​

Phương pháp Dán Răng Bonding (Hay còn được gọi là Dán Composite) là một trong những kĩ thuật cấy ghép được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ với mục đích cải thiện thẩm mỹ, giúp răng được đánh bóng, trắng răng và thẳng đều hơn. 

Khi lựa chọn phương pháp dán răng Bonding, nha sĩ sẽ liên kết kẻ hở ở răng bằng keo dán răng nha khoa nhựa dẻo (nhựa tổng hợp hoặc vật liệu composite), trùng màu với răng để đảm bảo nụ cười của bạn sẽ trông rạng rỡ và tự nhiên nhất.

Dán răng bonding

Tác Dụng Của Bond Trong Nha Khoa

  1. Cải thiện hư hại do sâu răng: Bonding nha khoa được sử dụng để lấp đầy các lỗ sâu trong răng bị mục, giúp chúng trở lại hình dạng và chức năng như răng bình thường.

  2. Sửa răng bị vỡ hoặc nứt: Các nha sĩ có thể sử dụng vật liệu bonding để sửa chữa vết nứt hoặc vết vỡ nhỏ trên răng.

  3. Cải thiện hình dạng: Bonding nha khoa có thể được sử dụng để thay đổi màu sắc của răng hoặc để định hình lại chúng. Nó cũng có thể được sử dụng để làm cho răng trở nên dài hơn hoặc để đóng khe hở giữa các răng.

  4. Bảo vệ răng bị lộ chân: Nếu nướu bị rụng và lộ chân răng, nha sĩ có thể sử dụng vật liệu bonding để bảo vệ chân răng và ngăn ngừa tình trạng nhạy cảm.

Đối Tượng Hợp Và Không Hợp Dán Răng Bonding?

Đối tượng được chỉ định Dán Bonding:

  • Người cần phục hồi lỗ sâu trên răng (Chất liệu nhựa Composite kết hợp cùng keo dán sẽ có khả năng lắp lỗ sâu răng).
  • Phục hình răng sứt mẻ, răng thưa, không phát triển đều ở mức độ nhẹ, hoặc muốn thay đổi hình dáng của răng.
  • Đối tượng có tình trạng răng ngả vàng, xỉn màu do thuốc lá,… mà không muốn phương án tẩy trắng răng.
  • Người bị tụt lợi, chân răng ngắn,…
  • Đối tượng mong muốn giải pháp thay thế trám Amalgam.

Đối tượng chống chỉ định dùng Dán Bonding:

  • Người bị lệch khớp cắn.
  • Đối tượng có cơ hàm yếu.
  • Răng gặp tình trạng nứt, mẻ quá phức tạp.

4 Lợi Ích khi bạn chọn công nghệ dán răng Bonding

Tăng thẩm mỹ cho răng với chi phí rẻ

Chi phí thực hiện phương pháp keo dán Composite rẻ hơn các phương pháp thẩm mỹ nha khoa khác, nhưng vẫn mang đến cho khách hàng nụ cười tự tin với hàm răng thẳng đều, trắng sáng tự nhiên.  

Quy trình nhanh chóng, đơn giản

Không giống quy trình của niềng răng mắc cài kim loại, mặt dán sứ hoặc bọc răng sứ, quy trình của liệu pháp dán Bonding diễn ra nhanh chóng, không cần nội nha bởi vì phương pháp này không yêu cầu vật liệu phải thiết kế riêng cho từng khách hàng. Đây là một lựa chọn thuận tiện cho những người tìm kiếm sự tiện lợi, không mất quá nhiều thời gian.

Ít xâm lấn, bảo vệ răng tự nhiên

Kĩ thuật dán răng Bonding không đòi hỏi nội nha nhưng sẽ cần yêu cầu bạn loại bỏ một phần nhỏ men răng, hoàn toàn giữ vẹn nguyên cấu trúc răng tự nhiên.

Không đau đớn, không cần gây tê

Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt hoặc cần phải trám răng sâu trước, ngoài ra kĩ thuật dán Composite không gây đau và không cần thuốc tê. 

So sánh dán nhựa Bonding và dán sứ Veneer

Bạn muốn răng của mình trở nên đều màu và trắng sáng hơn? Kĩ thuật dán răng Bonding và dán sứ Veneer sẽ là hai phương pháp thẩm mỹ nha khoa được đề xuất cho trường hợp này. Hãy cùng phân tích ưu và nhược điểm của hai công nghệ chỉnh nha này để chọn ra liệu trình phù hợp nhất:

Dán Bonding

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Không cần phải mài răng, bảo tồn được trọn vẹn cấu trúc răng ban đầu.
  • Chi phí phải chăng.
  • Tháo lắp dễ dàng, không mất thời gian
  • Thông thường, tuổi thọ mặt dán Composite khá ngắn, chỉ khoảng 5 năm. 
  • Dễ bị chuyển màu. 

Dán sứ Veneer

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Tính bền bỉ cao, nếu chăm sóc đúng cách và kiểm tra định kì thì dán sản phẩm sứ Veneer có thể duy trì từ 10 – 15 năm.
  • Mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao hơn dán Bonding.
  • Chi phí cao.
  • Cần nội nha bằng cách chụp X-ray.
  • Phải mài một lớp mỏng trên răng.
  • Không được áp dụng cho với đối tượng sâu răng, từng chữa tủy răng.

3 Bước Quy Trình Dán Bonding

Khi lựa chọn liệu trình tháo lắp keo dán răng Bonding cho răng, trung bình bạn chỉ cần 30 – 60 phút tại phòng khám nha khoa để thực hiện 3 bước đơn giản dưới đây:

Bước 1: Đặt lịch kiểm tra nha khoa lâm sàng

Đầu tiên, bạn cần phải gặp nha sĩ để khám lâm sàng và được hướng dẫn, tư vấn kĩ thuật phục hình nha khoa dựa theo tình trạng răng của từng cá nhân.

Thông thường, những trường hợp cần khắc phục những khuyết điểm răng một cách tạm thời nhưng không muốn tẩy trắng răng, hoặc chỉ yêu cầu phục hồi vùng nhỏ,… sẽ được bác sĩ khuyến khích lựa chọn phương pháp dán răng Bonding.

Bước 2: Chọn màu nhựa hợp với màu răng

Sau khi xác nhận bạn phù hợp với liệu pháp dán răng, nha sĩ sẽ chọn ra màu trùng với màu tự nhiên của răng từ bảng màu nhựa Bonding.

Bước 3: Tiến hành gắn răng Composite

Sau khi bước 2 đã hoàn tất, nha sĩ sẽ mài nhám bề mặt răng của bạn để gắn miếng nhựa lên bề mặt răng của bạn bằng dung dịch kết dính conditioner. Tiếp theo là chiếu ánh sáng xanh hoặc laser lên mối kết để làm cứng vật liệu dán. Cuối cùng là đợi miếng nhựa cứng lại, nha sĩ sẽ cắt gọt và làm mịn mịn miếng nhựa sao cho trông giống răng tự nhiên nhất.

Sau Khi Gắn Răng Bonding, Bạn cần Lưu Ý Gì?

Tuy kĩ thuật dán răng Composite không đòi hỏi bạn phải chăm sóc cầu kì hoặc mất quá nhiều thời gian nhưng nếu duy trì những chế độ vệ sinh răng miệng, bạn sẽ giữ miếng dán Bonding trong tình trạng đẹp và an toàn nhất. 

Lưu ý sau khi dán răng bonding

Đặc biệt, bạn cần phải tránh những điều dưới đây:

  • Cắn và nhai thực phẩm quá dai, cứng.
  • Nghiến răng, cắn móng tay,…
  • Uống quá nhiều thức uống có ga,…
  • Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá,…

Bên cạnh tránh những điều trên, bạn cũng cần phải thực hiện các khuyến nghị sau đây:

Hỏi đáp về kĩ thuật dán răng Bonding

Tôi có thể áp dụng kĩ thuật dán Bonding mà không cần mài nhám răng không?

Câu trả lời là được, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu gắn Bonding mà không cần mài nhám mem răng. Tuy nhiên, các chuyên gia sẽ đề xuất bạn mài một lớp men răng không đáng kể để đảm bảo việc gắn miếng nhựa bằng keo dán được dễ dàng và thẩm mỹ hơn. 

Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì việc bạn chỉ cần mài mỏng vùng rất nhỏ của men răng. Công nghệ dán răng Bonding vẫn được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn nhất dành cho răng.

Răng của tôi rất ngắn, có thể dùng phương pháp Bonding không?

Bạn hoàn toàn có thể cân nhắc công nghệ Dán Composite cho răng, bởi vì kết quả của liệu trình này sẽ giúp răng bạn trông dài hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tham khảo ý kiến trực tiếp từ nha sĩ để quyết định phương án thích hợp nhất.

Miếng nhựa Composite có dễ ngả màu không?

Mặc dù được đánh giá là một kĩ thuật phục hình răng bằng keo dán Composite tạm thời, nhưng nếu có chế độ chăm sóc răng miêng tiêu chuẩn thì bạn hoàn toàn có thể tăng tuổi thọ cho phần răng được dán.

Hãy đọc mục lưu ý sau khi dán răng Bonding phía trên để biết thêm chi tiết. 

Chọn Nha Khoa Spring Orchid

Bạn đang tìm kiếm cơ sở nha khoa uy tín với dụng cụ nha khoa, máy móc hiện tại cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm? 

Nha khoa Spring Orchid cung cấp nhiều liệu trình phục hồi liên quan đến nha khoa từ tổng quát với nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Chúng tôi luôn đồng hành cùng nụ cười vui khỏe của gia đình bạn.