Sâu Răng Hàm: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán & Điều Trị Tại Perth

Sâu răng hàm là hiện tượng những tổn thương vĩnh viễn xuất hiện trên bề mặt cứng của răng hàm. Từ đó dần dần phát triển thành những lỗ nhỏ. Hãy cùng nha khoa Spring Orchid tìm hiểu Sâu răng hàm là gì và các triệu chứng sâu răng hàm ra sao?

Sâu răng hàm là gì

Sâu Răng Hàm Là Gì?

Sâu răng hàm là hiện tượng sâu xuất hiện trên những chiếc răng mọc ở trong cùng. Được sử dụng chủ yếu để nhai và nghiền nhỏ thức ăn.

Sâu răng hàm không phải là hiện tượng hiếm gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đây là khu vực răng được sử dụng để nghiền nát thức ăn thường xuyên. Ngoài ra cũng không dễ dàng làm sạch nếu thức ăn bám vào các kẽ răng.

Sâu răng hàm là một trong những vấn đề nha khoa liên quan đến sức khỏe. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi.

Bất cứ ai đều có thể mắc bệnh sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh. Nếu sâu răng hàm không được điều trị, chúng sẽ phát triển nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến các lớp bên dưới của răng. Sâu răng có thể dẫn đến đau răng, nhiễm trùng và mất răng nghiêm trọng. Vậy khi bị sâu răng hàm thì bạn có những phương pháp điều trị nào để chọn lựa? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hiệu quả!

Triệu Chứng Sâu Răng Hàm

Trước khi chẩn đoán sâu răng hàm, hãy tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng sâu răng hàm. Một số triệu chứng của sâu răng hàm bao gồm:

Đau răng

Khi bị sâu răng thì triệu chứng phổ biến nhất là những cơn đau nhức tại khu vực sâu. Sau đó có thể lan dần ra khu vực lân cận. Thậm chí là thấy đau ở hàm, tai hoặc đầu. Những cơn đau này kéo dài và có thể làm bạn khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Bạn có thể đau dữ dội khi ăn uống, nhai thức ăn ở răng bị sâu. Và đau âm ỉ mọi lúc kể cả khi không ăn.

Tăng độ nhạy cảm của răng

Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn khi ăn hoặc uống. Trước đây bạn có thể không khó chịu ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc chua nhẹ. Tuy nhiên khi bị sâu răng thì đau có thể dữ dội, tê và ê buốt.

Chứng hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu cho thấy sâu răng đã đến giai đoạn tiến triển. Điều này thường được gây ra bởi cơ chế làm sạch bị hạn chế khi miệng khô. Và do khí có mùi tạo ra bởi vi khuẩn xâm nhập trong miệng. Những người bị sâu răng hàm cũng thường cảm thấy vị đắng hoặc khó chịu trong miệng. Và thường xuyên bị khô miệng.

Màu sắc của răng thay đổi

Răng bị ảnh hưởng có thể bị đổi màu với các đốm nâu, xám hoặc đen tại vị trí sâu răng.

Các Yếu Tố Gia Tăng Khả Năng Bị Sâu Răng Hàm

  1. Chế độ ăn uống: Ăn nhiều đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh chóng, làm tăng khả năng bị sâu răng.

  2. Hàm lượng axit trong thức ăn: Thức ăn có hàm lượng axit cao có thể làm mất men răng, gây tổn thương trên men răng, dẫn đến sâu răng.

  3. Hút thuốc và uống rượu: Hút thuốc và uống rượu có thể làm giảm lượng nước bọt trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

  4. Không chăm sóc răng miệng đúng cách: Việc không chải răng đúng cách, không dùng chỉ nha khoa, không điều trị sớm các vấn đề răng miệng có thể gây ra sâu răng.

  5. Di truyền: Nếu trong gia đình có người có lịch sử sâu răng, người khác trong gia đình cũng có khả năng bị sâu răng cao hơn.

  6. Tuổi tác: Khi già, men răng có thể bị mòn dần theo thời gian, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong miệng phát triển, dẫn đến sâu răng.

  7. Không đủ lượng fluoride: Fluoride có vai trò quan trọng trong việc giữ cho men răng khỏe mạnh và chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Nếu lượng fluoride trong nước uống không đủ hoặc nếu không dùng kem đánh răng chứa fluoride đúng cách, khả năng bị sâu răng sẽ tăng lên.

  8. Nước bọt: Khi bạn bị khô miệng, lượng nước bọt sẽ giảm, dẫn đến vi khuẩn trong miệng phát triển nhanh hơn và có thể gây ra sâu răng.

Quá Trình Sâu Răng Hàm

Sâu răng là quá trình diễn ra theo thời gian. Đây là cách sâu răng hàm phát triển:

  1. Mảng bám hình thành

Mảng bám răng là một màng dính trong suốt bao phủ bên ngoài chiếc răng. Nó được tạo ra khi bạn ăn nhiều đường và tinh bột mà chúng không được làm sạch kỹ. Khi đường và tinh bột không được làm sạch khỏi răng, vi khuẩn bắt đầu “ăn” chúng và hình thành mảng bám. Mảng bám trên răng cứng ở dưới hoặc trên đường viền nướu của bạn thành cao răng. Cao răng làm cho mảng bám khó loại bỏ hơn và tạo ra một lá chắn bảo vệ cho vi khuẩn.

  1. Tấn công mảng bám

Các axit trong mảng bám loại bỏ các khoáng chất trong men răng cứng – lớp men ngoài cùng. Sự xói mòn này gây ra các lỗ nhỏ hoặc trên men răng. Đây là giai đoạn đầu tiên của sâu răng hàm. Khi lớp men răng ngoài cùng bị bào mòn, vi khuẩn và axit có thể tấn công đến lớp theo của răng. Lớp này được gọi là ngà răng. Lớp ngà răng mềm hơn men và khả năng kháng axit kém. Ngà răng có các đường ống nhỏ tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng. Vì vậy lớp răng này rất nhạy cảm. Khi tổn thương có thể gây ra sự đau nhức.

  1. Sự phá hủy bên trong

Vi khuẩn sẽ tấn công men răng, ngà răng và sau đó là tủy răng (Ảnh: Internet)

Khi sâu răng hàm phát triển, vi khuẩn và axit tiếp tục di chuyển sâu vào bên trong chiếc răng. Đến gần thành phần nằm bên trong cùng của răng là tủy, nơi có chứa các dây thần kinh và mạch máu. Nó bắt đầu sưng phồng lên. Do không có chỗ cho vết sưng mở rộng bên trong răng, dây thần kinh bị chèn ép, gây cảm giác đau đớn. Sự khó chó chịu thậm chí có thể kéo dài ở bên ngoài từ chân răng đến xương.

  1. Giai đoạn Áp-xe

Đây chính là giai đoạn cuối cùng của bệnh sâu răng. Và cũng là giai đoạn gây ra đau đớn nhất. Một khi nhiễm trùng đến đỉnh chân răng, xương răng có liên quan cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nướu và lưỡi thường sưng lên có thể ảnh hưởng đến khả năng nói. Đồng thời, sâu răng là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh khác.

Cuối cùng, nếu không đã trải qua các giai đoạn trên mà không có sự can thiệp thích hợp, răng bạn sẽ hư hỏng hoàn toàn. Và lựa chọn duy nhất lúc này là nhổ bỏ chiếc răng.

Chẩn Đoán Sâu Răng Hàm - Điều Trị Tại Perth

Sâu răng khôn nên làm gì
  1. Sâu răng có thể được chẩn đoán sớm bằng cách khám răng định kỳ. Răng được kiểm tra chi tiết trong giai đoạn đầu của sâu răng và hình thành mảng bám. Việc kiểm tra cũng bao gồm kiểm tra xem tình trạng nướu và những ảnh hưởng liên quan.

  2. Xem xét từ thói quen vệ sinh răng miệng, thông tin về các bệnh nha khoa từng có hoăc chế độ ăn kiêng.

  3. Chụp X-quang cũng có thể được sử dụng để phát hiện sâu răng. Những tia X quang như vậy có thể giúp phát hiện những tổn thương nhỏ mà chưa gây sâu răng. Tuy nhiên, tia X-quang không được khuyến cáo là công cụ chẩn đoán sâu răng áp dụng cho tất cả trẻ em đi khám răng.

  4. X-quang có thể được sử dụng để xác định tình trạng thực sự của lỗ sâu bên dưới bề mặt. Thông thường, nhiều lỗ sâu răng trông chỉ giống như một chấm nhỏ. Tuy nhiên bên dưới đó, tức là phần bên trong đã có thể bị phá hủy nghiêm trọng. Ảnh hưởng đến toàn bộ chiếc răng đó.

  5. Các kỹ thuật chẩn đoán ít được sử dụng khác bao gồm tách răng tạm thời, laser và sử dụng máy đo sâu răng điện.

Câu Hỏi Thường Gặp

  • Đau đớn và khó chịu

  • Mất răng

  • Viêm nhiễm

  • Ảnh hưởng đến chức năng nghiền

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

  • Các vấn đề sức khỏe khác: Việc không điều trị sâu răng cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm nhiễm trùng huyết và viêm khớp.

Vì vậy, để duy trì sức khỏe răng miệng và tổng thể sức khỏe của bạn, nên điều trị sâu răng kịp thời và thường xuyên đi khám răng để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng.

Việc nhổ răng hàm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình trạng răng hàm của bạn, lý do nhổ răng và tình trạng sức khỏe chung của bạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây, nhổ răng hàm có thể được khuyến khích:

  1. Sâu răng và hư hỏng nặng

  2. Răng ẩn và răng lệch

  3. Viêm nhiễm lợi nha chu

  4. Tiến trình viêm nhiễm xương hàm

Nhổ răng khôn hàm trên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn trong một số trường hợp, tuy nhiên, đa số các trường hợp nhổ răng khôn hàm trên đều không gây ra vấn đề gì đáng lo ngại.