Răng Móm Có Nguy Hiểm Không? Phân Loại Và Cách Điều Trị

Răng Móm Là Răng Như Thế Nào? Nó Có Gây Hại Không? Trước giờ chúng ta đều biết ảnh hưởng thẩm mỹ của khuôn miệng món, nhưng ít ai biết đây cũng là bệnh lý nha khoa không thể tự hồi phục tại nhà.

Hôm nay, nha sĩ Spring Orchid sẽ cung cấp thông tin về căn bệnh này và cách thức điều trị trong bài viết này:

Răng Móm Là Gì? Phân Loại?

Dưới góc nhìn y khoa, răng móm có tên gọi khác là tình trạng khớp cắn ngược loại 3. Biểu hiện của tình trạng này có thể nhìn thấy bằng mắt, hai hàm sẽ không chạm nhau khi bệnh nhân khép miệng. Vòm hàm dưới sẽ đưa ra trước phủ răng hàm trên, hoàn toàn trái ngược với răng bị hô. 

Có thể phân loại răng móm thành 3 trường hợp:

  • Răng Móm Do Răng: Khuôn xương hàm người bệnh phát triển ổn định và hiện trạng không cân đối này bắt nguồn từ hàm trên hoặc dưới mọc lệch.
  • Do Xương Hàm: Lúc này, cả răng hàm trên và răng hàm dưới đều mọc ổn định, không quá chìa ra hoặc thụt sâu vào trong, nhưng xương phần xương hàm lại quá ngắn hoặc quá dài.
  • Do Cả Hai Yếu Tố Trên: Đây là tình huống mà cả răng và cấu trúc xương hàm người bệnh đều phát triển sai lệch.
răng móm là gì

Răng Móm: Cách Nhận Biết Và Nguyên Nhân?

Răng móm có thể dễ dàng nhận biết bằng cách nhận định ngay tại nhà. Tuy vậy, bạn cũng có thể làm theo 2 bước hướng dẫn sau đây để đánh giá răng của mình đang lệch khớp cắn ở trường hợp móm nào, mức độ nặng hay nhẹ.

Bước 1: Chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chiếc gương có kích thước lớn hơn khuôn mặt của bạn, tấm gương nên được đặt ở vị trí cố định để thuận tiện cho việc quan sát.

Bước 2: Quan Sát 

Tiếp theo, bạn đứng trước gương và nghiêng mặt góc 45 độ, sau đó hơi nhe răng.

  • Nếu bạn thấy răng dưới phủ hàm trên thì tỉ lệ cao là trường hợp móm do răng.
  • Nếu bạn thấy cằm ngắn, hoặc thụt vào trong thì khả năng cao là răng bạn bị móm do xương hàm. 

Dù vậy, các nha sĩ Spring Orchid vẫn khuyến khích bạn đến khám tại cơ sở y khoa để được kiểm tra, đo đạc và đưa ra kết quả chính xác nhất.

Nguyên Nhân Khiến Miệng Bị Móm

Nguyên nhân khiến răng móm

Có bao giờ bạn tự hỏi những ảnh hưởng nào đã khiến răng mọc không bình thường như thế chưa? Có rất nhiều nguyên nhân gây móm, nhưng nhìn chung đều xuất phát từ 2 yếu tố chính dưới đây:

 

Tác Nhân Bên Trong

Tác Động Bên Ngoài

  • Di truyền học: Gia đình có người bị móm sẽ có khả năng cao di truyền ADN này cho con, cháu. Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì bạn móm do xương hàm.
  • Bệnh lý: Một số bệnh về tuyến giáp, như rối loạn nội tiết tố tuyến yên, sẽ khiến xương hàm dưới phát triển mạnh hơn xương hàm trên.
  • Giãn dây chằng khớp: Ở một số tình huống chằng ở khớp thái dương hàm bị lỏng lẻo cũng sẽ khiến răng “chạy”.
  • Do thói quen xấu: Giai đoạn thay răng sữa là lúc răng nhạy cảm. Nếu trẻ duy trì những hành vi như: Dùng lưỡi đẩy răng, mút ngón tay, bú bình,… sẽ khiến răng phát triển lệch dẫn đến bị vẩu (răng hô) hoặc bị móm.
  • Do tai nạn: Những tình huống mất răng sữa quá sớm, hoặc mất răng do tai nạn, chơi thể thao,… khiến khung hàm trống chỗ. Nếu không lắp lỗ trống này kịp thời sẽ khiến những chiếc răng xung quanh bị nhũng, nghiêng ngả và mọc, trồi lệch lạc. 

Răng Móm Theo Nhân Tướng Học

Dưới góc độ thẩm mỹ, người có khuôn miệng bị móm được xem là có nhân tướng xấu trong cả đường danh lợi lẫn tình duyên ở cả nam và nữ. 

Có thể diễn giải rằng răng móm làm ngũ quan tổng thể của gương mặt mất cân đối, thường không tạo được thiện cảm với người đối diện. Vậy nên, việc người có răng móm thấy tự ti trong giao tiếp sẽ là điều không thể tránh khỏi. Từ đó công việc và các mối quan hệ tình cảm của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Thật khó để thuyết trình một cách tự tin, hoặc can đảm theo đuổi người mình thích, nếu bạn tự ti đúng không nào?

Bị Móm Có Nguy Hiểm Không?

bị móm nguy hiểm không

Nếu việc có khuôn miệng móm không cản trở đời sống xã hội của bạn thì bạn vẫn nên xem xét đến mức độ nguy hiểm của nó đến sức khỏe của bạn? Vậy răng móm có gây hại không? Đáp án là có.

  • Gây Hại Hệ Tiêu Hóa

Chuyên gia y tế nhận định tình trạng khớp cắn sai lệch không những trực tiếp khiến khuôn mặt trở nên kém duyên, mà còn gián tiếp gây ra những bệnh lý về hệ đường ruột.

Người có khớp cắn ngược sẽ có quá trình cắn, nhai thức ăn khó khăn hơn người thường. Lúc này, răng không còn hoạt động đúng chức năng của nó nữa. Đồ ăn không được nhai nghiền nhuyễn sẽ tăng thêm áp lực co bóp cho dạ dày. 

Về lâu dài sẽ gây bệnh đau bao tử, trào ngược dạ dày,…

  • Bệnh Răng – Miệng

Vị trí răng khác thường cũng khiến quá trình chăm sóc răng miệng trở nên khó nhằn hơn. Chủ yếu là do răng mọc sai sẽ tạo những vị trí răng phức tạp, không thể dùng bàn chải để đánh răng. Hoặc tạo những kẽ hở răng khó với tới bằng tay.

Và đây là những tác nhân chính gây ra các vấn đề về răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu,…

  • Giao Tiếp Kém

Khi phát âm ngôn ngữ cần sự kết hợp giữa lưỡi, môi và răng. Khuôn miệng của người có khớp cắn ngược sẽ khiến cho 3 yêu tố trên khó hòa hợp. 

Từ đó gây ra tình trạng phát âm không tròn chữ, không rõ ràng. Ở ca nặng sẽ nói ngọng và không thể tự cải thiện.

Răng Móm Chữa Được Không?

răng móm chữa được không

Nếu bạn rơi vào tình trạng này cũng không cần quá lo lắng, bởi vì đây là bệnh lý hoàn toàn có thể khắc phục được. Tùy thuộc vào hiện trạng mỗi cá nhân mà nha sĩ sẽ đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp:

Ở Ca Nhẹ

Độ tuổi từ 12 – 18 tuổi là lứa tuổi lý tưởng để điều trị những vấn đề liên quan đến thẩm mỹ nha khoa, bởi lẽ răng rất “dễ nắn” ở thời gian này. Nếu bạn nhận thấy con, em có hàm răng bị móm hãy đưa chúng đến nha sĩ ngay.

Thông thường, các chuyên gia nha khoa sĩ sẽ đề xuất 2 phương án sau:

  • Bọc Răng Sứ Chữa Móm

Đối với những tình trạng răng mọc lệch khớp ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng kĩ thuật bọc sứ để khắc phục.

Tuy quy trình bọc sứ sẽ yêu cầu người được điều trị phải xâm lấn răng thật (mài mòn một lớp mỏng trên bề mặt răng) nhưng đổi lại, bạn sẽ có hàm răng thẳng tắp, trắng sáng đều màu mà chỉ mất từ 5-7 ngày để hoàn thiện.

Chi phí bọc răng sứ sẽ dao động theo vật liệu, bọc răng toàn sứ sẽ có bảng giá cao hơn răng sứ kim loại. 

  • Niềng Răng Móm

Niềng răng móm là cách đơn giản nhất để khắc phụ tình trạng răng móm hoặc răng hô. Khi được chỉ định phương pháp này, bệnh nhân cũng sẽ được chọn phương thức niềng phù hợp với kinh tế cá nhân như: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài bằng sứ, niềng răng trong suốt,..

Tuy vậy, niềng răng móm chỉ mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho đối tượng trẻ dưới 25 tuổi và bị móm do răng mọc lệch.

Đối với những trường hợp khác sẽ được tư vấn cách tư vấn bên dưới.

Ở Ca Nặng:

Người bị móm do xương hàm hoặc do các nhân tố khác sẽ là ca răng bị móm nặng và phải khắc phục bằng những cách: 

  • Phẫu Thuật Chỉnh Nha

Nếu xương hàm bệnh nhân ở tình trạng khó nắn. Bác sĩ sẽ buộc phải can thiệp bằng cách tiến hành gây mê và phẫu thuật chỉnh xương hàm.

Đây là ca đại phẫu thuật, thường sẽ kéo dài từ 5 – 8 tiếng. Tính chất nguy hiểm cũng cao, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề, có kinh nghiệm và có tính tỉ mỉ cao.

Vì vậy, bệnh nhân cần phải lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện.

Giới Thiệu Nha Khoa Uy Tín Chữa Răng Móm Tại Tây Úc

Cơ sở nha khoa mà bạn chọn sẽ quyết định kết quả điều trị có tốt đẹp như mong muốn hay không. 

  • Đến với Nha khoa Spring Orchid tại Tây Úc, Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về vật liệu, máy móc và cơ sở phòng khám. Vì phòng khám đã có chứng chỉ QIP, đạt chuẩn an toàn y tế chuyên ngành răng – hàm – mặt tại Úc.  
  • Độ ngũ y bác sĩ của Spring Orchid được đào tạo kiến thức chuyên sâu, có nhiều kinh nghiệm cứu chữa từ ca dễ đến ca khó, không gây nhiễm trùng, không để lại biến chứng.
  • Bên cạnh đó, Spring Orchid có đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân với phương châm luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.

Bạn nên liên hệ ngay với chúng tôi để biết thêm bảng giá chi tiết, chính sách riêng tư luôn được đảm bảo.

Câu Hỏi Thường Gặp

Câu trả lời không. Nếu bạn nghĩ bạn có thể đổi cấu trúc răng bằng cách dùng lưỡi, hoặc tay để tự điều chỉnh răng thì đây là suy nghĩ sai lầm. 

Nha sĩ hàng đầu khuyến nghị việc tự chuẩn đoán và điều trị tại gia sẽ để lại những hậu quả khôn lường, nếu làm sai cách bạn sẽ tự khiến tình trạng răng tệ hơn, cụ thể là làm yếu chân răng. Trường hợp tệ nhất là gãy răng và sẽ bắt buộc phải trồng răng implant

Bạn nên đặt lịch khám tại cơ sở y tế uy tín để điều trị mọi vấn đề sức khỏe nhé.

Có, bởi vì đây thuộc về yếu tố gen. Bạn có thể phẫu thuật khuôn mặt nhưng không thể thay đổi cấu trúc ADN. Con của bạn vẫn có khả năng bị móm do gen. 

Dù vậy bạn cũng không nên lo âu, chỉ cần theo dõi và phát hiện sớm thì hiện trạng răng móm ở trẻ nhỏ sẽ được điều trị một cách dễ dàng, nhanh chóng.