Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị

Áp xe răng là trạng thái nhiễm trùng ở răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Áp xe răng có thể tự khỏi mà không cần chữa trị không? 

Nha sĩ Spring Orchid sẽ cùng bạn tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Áp Xe Răng Là Gì? Phân Loại?

Áp xe răng là gì

Áp xe răng tiếng Anh là Dental Abscess.

Dạng áp xe răng là tình trạng sưng mủ xuất hiện ở lợi hoặc nướu răng. Bệnh không phân biệt lứa tuổi và giới tính. Ổ áp xe sẽ ở dạng nốt mụn bọc, trong dịch mủ chứa xác vi khuẩn, máu và dịch cơ thể. 

Ổ vi khuẩn tồn tại ở dạng mô mềm dưới da như lợi và nướu răng. Nhưng dựa vào vị trí và nguyên nhân của túi mủ mà áp xe răng được chia thành 2 loại:

Quanh răng

Áp xe nha chu 

Áp xe quanh răng là trạng thái túi mủ xuất hiện ở quanh chóp răng. Đây là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm lấn tủy răng.

Áp xe nha chu là hiện tượng túi áp xe nổi lên ở đường ranh giới giữa răng và nướu. Nó tác động xấu đến nướu răng. 

Một trong những tác nhân chính là hoại tử tủy răng do không chữa trị sâu răng. 

Ngoài ra, người có tủy răng yếu do cơ địa cũng có khả năng hình thành ổ áp xe quanh chóp răng.

Là biến chứng của các bệnh lý liên quan đến nha chu. Hoặc do mô nướu bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nhìn chung, loại áp xe quanh răng được đánh giá là nghiêm trọng hơn. Bởi vì đây là giai đoạn chuyển biến nặng khi tủy răng đã bị tổn thương nghiêm trọng. Ổ viêm nhiễm có khả năng lan rộng nhanh chóng, dẫn đến mất răng và gây nhiễm trùng xương. Ở ca bệnh diễn biến nặng có thể gây mất mạng. 

Tuy vậy, nếu không được chữa trị thì cả hai loại áp xe trên đều gây nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân. 

Nguyên Nhân & Triệu Chứng

Bản chất của áp xe là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch. Đặc biệt, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn trong những tình huống sau:

  • Mắc bệnh lý liên quan đến răng miệng: Bệnh sâu răng, viêm nha chu,…
  • Chủ quan: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, không cạo vôi răng định kì,… 
  • Khách quan: Gặp chấn thương khiến răng bị rạn nứt, sứt mẻ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp cận tủy răng.

Dấu Hiệu Nhận Biết:

Áp xe răng là trạng thái nhiễm trùng liên quan đến răng miệng. Vậy nên trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: 

  • Chảy máu chân răng, nổi hạch ở cổ, sốt, chóng mặt và buồn nôn. 
  • Cảm thấy chán ăn, nhai và nuốt thức ăn khó khăn.
  • Cơn đau nhói diễn ra liên tục ở răng, ngay cả khi miệng không hoạt động.

Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không?

áp xe răng có tự khỏi không

Rất tiếc khi phải trả lời là không, áp xe răng là bệnh lý răng miệng và nó không thể tự hồi phục. Áp xe răng là bệnh mãn tính. Dù trong một số trường hợp, nốt sưng mủ có thể bị vỡ hoặc giảm sưng nhờ uống thuốc kháng sinh. Nhưng đừng lầm tưởng ổ áp xe ấy đã biến mất mãi mãi!  Ổ vi khuẩn vẫn đang tiếp tục phát triển ở sâu trong xương hàm. Chúng hoàn toàn có thể sớm tái phát trong thời gian không lâu. 

Các chuyên gia y tế từ Hiệp hội nha khoa Úc đã khuyến cáo bệnh nhân không nên xem nhẹ tình trạng này. Nếu bạn có những triệu chứng trên thì đừng chừng chừ nữa! Hãy đặt lịch khám ở cơ sở nha khoa uy tín để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều Trị Áp Xe Răng Tại Nhà

Cơn đau đớn và cảm giác khó chịu mà túi áp xe ở răng mang lại thật không dễ chịu chút nào! Nếu bạn không thể đến phòng khám nha khoa ngay lập tức thì cũng đừng quá lo lắng. Các nha sĩ Spring Orchid sẽ hướng dẫn một số cách giảm đau có thể thực hiện ngay tại nhà:  

  • Chườm Đá Lạnh

Bạn sẽ cần một chiếc khăn mỏng, vài viên đá lạnh và bọc chúng lại với nhau. Sau đó hãy nhẹ nhàng đặt lên vùng răng đau nhức. Đây là cách giảm đau nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, không được chườm đá quá lâu vì sẽ gây bỏng lạnh. Bên cạnh đó, bạn có thể chườm lạnh và kết hợp cùng cách biện pháp bên dưới để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Súc Miệng Nước Muối

Đây là cách an toàn và dễ thực hiện nhất. Đầu tiên, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại nhà thuốc gần nhất. Tiếp theo, pha nước muối cùng nước lọc theo tỉ lệ 1:2. Có thể thay thế bằng 1 muỗng cà phê baking soda, kết hợp cùng 1 muỗng cà phê muối ăn và pha loãng với 500ml nước lọc. Sau đó ngậm hỗn hợp trong miệng từ 2-4 phút, thực hiện 2 lần/1 ngày. 

Lưu ý, bạn chỉ cần ngậm hỗn hợp rồi nhổ ra. Tuyệt đối không nuốt.

Nha sĩ Spring Orchid chỉ giới thiệu với bạn 2 cách trên, vì nó an toàn để tự thực hiện ở nhà. Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều cách hướng dẫn chữa áp xe răng tại gia, bao gồm sử dụng tỏi, tinh dầu,… Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng không phải nguồn chia sẻ nào cũng đáng tin cậy và có tính xác thực. Cách tốt nhất vẫn là thăm khám tại cơ sở y tế để nhận tư vấn và lộ trình điều trị túi áp xe từ các chuyên gia, bạn nhé!  



Điều Trị Áp Xe Răng - Chọn Nha Khoa Spring Orchid

Hệ thống phòng khám nha khoa Spring Orchid tại Bassendean, Perth đạt chứng chỉ QIP – Chứng nhận nha khoa uy tín và chất lượng hàng đầu ở Úc. 

Đến với phòng khám Spring Orchid, Quý khách hàng sẽ được khám tổng quát và đánh giá bởi đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm. Lộ trình điều trị rõ ràng và phù hợp theo thực trạng của túi áp xe:

  • Bệnh Áp Xe Răng Cấp Tính

Ở tình trạng cấp tính, ổ áp xe răng phát triển nhanh chóng. Nha sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu thuật.

Quy trình sẽ gồm bước gây tê. Sau đó, bác sĩ loại bỏ ổ nhiễm khuẩn bằng cách rạch niêm mạc nướu và làm sạch mủ. Những hư tổn ở tủy răng sẽ được loại bỏ. Sau đó, nha sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân chọn các phương pháp: Trám răng, bọc răng sứ,… để hỗ trợ phục hình răng và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước cuối cùng đòi hỏi nha sĩ phải tỉ mỉ, cẩn thận đóng vết thương và chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát.

  • Áp Xe Răng Mãn Tính

Khi bệnh đã chuyển biến nặng, phần tủy răng không thể còn khả năng phục hồi thì nha sĩ Spring Orchid sẽ buộc phải chỉ định nhổ răng.

Dù vậy, bạn cũng đừng quá hoảng loạn. Nhổ bỏ chiếc răng hư là cách để bảo vệ những chiếc răng còn lại. Sau đó, bệnh nhân chỉ cần thực hiện kĩ thuật cấy ghép răng implant để lại có một hàm răng khỏe mạnh như ban đầu. 

Câu Hỏi Thường Gặp

Có, bạn sẽ chịu rủi ro mắc áp xe răng nếu tiếp xúc trực tuyến với nước bọt của người nhiễm bệnh, bao gồm dùng chung muỗng, đũa. 

Vậy nên, cách tốt nhất để bản vệ bảo thân và những người mình thương yêu là hãy khuyến khích họ đặt lịch khám ngay khi có những triệu chứng trên.

Có, áp xe răng là bệnh lý răng miệng có thể phòng ngừa và chữa trị. Sau đây là một số đề xuất:

  • Chăm sóc răng miệng: Duy trì chế độ vệ sinh răng miệng, kết hợp dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước đúng cách sẽ là điều kiện tiên quyết để có hàm răng khỏe mạnh.
  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế tiêu thụ đồ uống có ga, thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng,… 
  • Khám nha khoa định kì: Thăm khám răng miệng tổng quát 6 tháng / lần sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh nha khoa kịp thời.