Trồng răng khểnh Bằng Phương Pháp Nào? Có Nên Không?

Trồng răng khểnh thế nào? Răng khểnh vừa là khuyết điểm vừa là ưu điểm của nụ cười. Chiếc răng khểnh cân đối sẽ là điểm nhấn mỗi khi bạn mỉm cười của bạn, ngược lại, nếu mọc sai vị trí hoặc quá cỡ sẽ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa gây mất tự tin. 

Bạn đang phân vân mình có nên trồng răng khểnh hay không? Đáp án sẽ được tìm thấy ở bài viết này.

Răng khểnh

Trồng Răng Khểnh Là Gì?

Trồng răng khểnh là một phương pháp nha khoa tạo hình răng với bằng một (hoặc một vài) chiếc răng giả sẽ được tạo hình hoàn hảo từ kích thước đến dáng vẻ để lắp vào vị trí đã được định trước trên khuôn hàm. Dù tương tự như trồng răng thông thường, nhưng việc đắp răng khểnh thường chỉ phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ.

Răng Khểnh Dưới Góc Nhìn Chuyên Môn:

Theo góc nhìn y khoa, bản chất của răng khểnh là răng nanh vì nó nằm ở vị trí răng số 3 ở hàm trên. Ở các loài động vật ăn thịt, răng nanh có tác dụng cắn xé thức ăn. Nhưng đối với con người, chiếc răng khểnh hầu như không có mục đích như vậy. 

Một người trưởng thành thông thường sẽ có 32 chiếc răng, nhưng không phải ai cũng có răng khểnh. Thực tế, đây chỉ là chiếc răng nhọn, mọc ở trên nướu, hướng chếch về phía trong hoặc ngoài. 

Một số chuyên gia nha khoa hàng đầu sẽ không đánh giá cao chiếc răng này, bởi vì răng mọc lệch sẽ khiến việc vệ sinh hàm răng trở nên khó khăn hơn. Từ đó sẽ kéo theo hàng ngàn nguy cơ cho các bệnh lý về răng miệng xuất hiện, điển hình là sâu răng. 

Trong một số trường hợp răng khểnh quá nhọn, hoặc quá chếch (từ 15 độ trở lên) sẽ được đánh giá là răng gây lệch khớp cắn, chẳng những cản trở việc nhai thức ăn mà còn làm biến dạng khuôn miệng của bạn.

Trồng răng khểnh dưới góc nhìn chuyên môn

Theo Quan Điểm Sắc Đẹp:

Dưới tư duy thẩm mỹ (Đặc biệt là ở Châu Á) thì việc sở hữu chiếc răng khểnh sẽ khiến nụ cười của bạn trở nên thu hút, duyên dáng hơn. 

 

Dù vậy, nếu chiếc răng ấy quá dài hoặc quá mất cân đối so với tổng thể khuôn mặt thì sẽ gây mất thẩm mỹ và khiến chủ nhân trở nên tự ti. Mặc dù răng khểnh thuộc về vẻ đẹp tự nhiên, nhưng không ít người ao ước sở hữu. May mắn thay, nhờ sự phát triển của khoa học mà việc đắp chiếc răng “nhân tạo” hoàn hảo như ý muốn của bạn là điều vô cùng dễ dàng!

3 Phương Pháp Trồng Răng Khểnh Phổ Biến:

Khi bạn đang có nhu cầu đắp cho mình chiếc răng khểnh thì nha sĩ sẽ đề xuất cho bạn 3 phương pháp tạo hình cho răng khểnh dưới đây: 

Làm Răng Khểnh Bonding:

Trồng răng khểnh

Phương pháp đắp răng khểnh Bonding (vật liệu Composite) là một trong những kĩ thuật cấy ghép răng giả mà nha sĩ sẽ dùng chất liệu nhựa Composite đạt chuẩn để đắp lên chiếc răng số 3, sao cho nó chếch một góc từ 5 đến 10 độ. 

Đây là cách trồng răng khểnh được lựa chọn nhiều nhất bởi vì những ưu điểm sau đây: 

  • Quy trình nhanh chóng, không mất thời gian.
  • Ít tổn hại răng thật và được nhận xét là bảo tồn răng trọn vẹn hơn những phương pháp khác.
  • Không đau đớn trong quá trình thực hiện nên sẽ không cần gây tê.
  • Chi phí thấp nhưng hiệu quả tức thời.

Tuy nhiên, nó cũng tồn tại một số nhược điểm mà bạn phải cân nhắc đó là miếng dán răng Bonding rất dễ xỉn màu, dễ nứt mẻ và độ bền bỉ chỉ khoảng 4-5 năm.

Trồng Răng Khểnh Bọc Sứ Vereer:

Ở lựa chọn đắp răng khểnh bằng cầu răng sứ Vereer, bạn sẽ phải mài mòn một ít men răng, cụ thể là răng số 2. Sau đó, nha sĩ sẽ bọc 1 mão răng lên vị trí của chiếc răng thật vừa được mài và dùng 1 mão còn lại để tạo hình cho chiếc răng khểnh. 

Nhìn chung, liệu trình này sẽ xâm lấn răng thật và đòi hỏi y bác sĩ thực hiện phải là người có kĩ thuật tay nghề cao từ khâu tạo hình thiết kế mão răng cho đến lúc tiến hành mài răng mà không gây đau đớn.

Bọc cầu răng sứ cần chi phí cao, nhưng bù lại, độ bền rất cao với tuổi thọ trung bình lên đến 15 năm.

Cấy răng khểnh Implant:

Đây là phương án phù hợp nhất dành cho người muốn có chiếc răng khểnh vĩnh viễn. Chiếc răng implant khểnh giả sẽ được cố định bằng trụ kim loại titanum (chuyên dùng trong cấy ghép cơ thể) được cắm trực tiếp vào xương hàm.

Lưu ý, đây là một lựa chọn mang tính lâu dài nên sẽ rất khó loại bỏ nếu bạn chưa chắc chắn mình muốn có chiếc răng khểnh cả đời không. Vậy nên, bạn cần phải tìm hiểu kĩ bằng cách đọc thông tin ở bài viết trồng răng cấy ghép Implant.

Có Nên Làm Răng Khểnh Giả Không?

Đáp án tùy thuộc vào quan điểm thẩm mỹ cá nhân. 

Nhìn chung, răng khểnh được ưa chuộng hơn ở các nước Châu Á. Đặc biệt là ở Nhật Bản (Nơi bắt nguồn của xu hướng trồng răng khểnh), Thái Lan, Việt Nam,… Người có nụ cười được điểm xuyến bởi chiếc răng khểnh sẽ được nhận định là người tháo vát, lém lỉnh. Đây được xem là nét “duyên ngầm” tạo thiện cảm cho người đối diện.

Ở các nước phương Tây thì trái ngược, răng khểnh khiến nhiều người Tây liên tưởng đến răng nanh của Ma Cà Rồng, dù đây chỉ là nhân vật hư cấu nhưng cũng tạo cái nhìn phiến diện cho những người sở hữu răng khểnh. Vì vậy, họ thường lựa chọn niềng răng.

Quay lại với câu hỏi có nên trồng răng khểnh không? Đây là lựa chọn của bạn. Lợi ích cuối cùng của các liệu pháp nha khoa thẩm mỹ vẫn là để bạn cảm thấy tự tin nhất.

Giới Thiệu Phòng Khám Nha Khoa Spring Orchid ở Tây Úc:

Bạn đang tìm kiếm cơ sở nha khoa uy tín tại Tây Úc?

Hãy đến với Nha Khoa Spring Orchid để trải nghiệm dịch vụ chăm sóc răng miệng đạt chuẩn an toàn, đảm bảo 3 có:

  • Có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, khám và chữa bệnh “mát tay”, không đau đớn viêm nhiễm, không để lại di chứng.
  • Có cơ sở vật chất vô trùng, áp dụng công nghệ nha khoa hiện đại nhất.
  • Có chính sách cam kết hỗ trợ khách hàng sau mọi ca y tế được thực hiện tại nha khoa Spring Orchid.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Câu Hỏi Thường Gặp

Để trả lời câu hỏi này phải xem xét rất nhiều yếu tố: Phương pháp thực hiện, giới hạn chịu đựng của mỗi người,… 

Nhưng tóm lại, nhân tố quyết định tiến trình cấy răng khểnh giả có đau hay không vẫn phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của nha sĩ. Vậy nên, bạn nên chọn những cơ sở nha khoa có uy tín, chất lượng khi thực hiện phương pháp này.

Răng khểnh tự nhiên do yếu tố di truyền, hoặc do các tác động khách quan trong lúc thay răng sữa sẽ dễ để lại những biến chứng như:

  • Trật khớp nhai.
  • Khiến cho các răng khác mọc chen chúc.
  • Tạo những kẻ hở chân răng khó vệ sinh.
  • Răng sắc nhọn và mọc chỉa thẳng ra phía môi khiến chảy máu.

Nếu chiếc răng khểnh cản trở sinh hoạt của bạn. Hãy đặt lịch thăm khám ngay để nhận tư vấn từ bác sĩ nha khoa.