Thay Đổi Miếng Trám Amalgam
Thay đổi miếng trám Amalgam bằng giải pháp nào? Khi nào nên thay thế miếng trám Amalgam? Không thể phủ nhận những ưu điểm của kĩ thuật trám Amalgam như: Chi phí rẻ, khả năng phục hình chắc chắn,… Nhưng bên cạnh đó vẫn mang lại những rủi ro cần cân nhắc.
Nếu bạn đang phân vân giữa các phương pháp trám răng thì bài viết này cung cấp câu trả lời cho bạn.
Trám Amalgam Là Gì?
Kĩ thuật trám Amalgam (Hay còn được biết là “Trám bạc”, “Trám chì”) là một kĩ thuật trám răng thẩm mỹ được sử dụng trong các trường hợp phục hình nha như: Răng thưa, răng sâu,… Miếng trám này có thể thay thế và phục hồi mô răng hư tổn do nứt, vỡ vì chấn thương. Vùng trám Amalgam sẽ có màu ánh bạc, hoặc xám đen và cứng cáp.
Tuy nhiên, các nha sĩ sẽ khuyến nghị sử dụng phương pháp này cho răng hàm, bởi vì vị trí này không đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
Chất Liệu của Miếng trám Amalgam?
Vật liệu Amalgam là hỗn hợp kim loại, gồm thủy ngân dạng lỏng (chiếm khoảng 50%), bột hợp kim bạc (Chiếm khoảng 20 – 30 %), còn lại là thiếc (Chiếm khoảng 14%) và đồng (Khoảng 8%).
Amalgam màu xám bạc là vật liệu trám răng rẻ nhất và có độ bền cao trong nhiều năm qua. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng thủy ngân bạn tiếp xúc từ miếng trám răng ít hơn so với lượng mà hầu hết mọi người tiếp xúc trong môi trường hàng ngày hoặc trong thực phẩm họ ăn, vì vậy không có lý do gì để tin rằng việc loại bỏ amalgam màu xám bạc là cần thiết rất hiếm khi có lợi cho sức khỏe của bạn và dị ứng amalgam màu xám bạc là rất hiếm.
Hợp chất Amalgam đã được kiểm chứng an toàn và được áp dụng rộng rãi trong liệu trình nha khoa phục hồi. Với đặc tính dễ tạo hình và cứng cáp, Amalgam được dùng làm chất trám răng trong hơn 150 năm cho hơn hàng triệu bệnh nhân trên thế giới.
3 Lí Do Cần Thay Đổi Miếng Trám Amalgam?
Bên cạnh những tác hại đã nêu ở trên, bệnh nhân cũng cần phải cân nhắc 3 yếu tố sau đây:
Không thẩm mỹ
Vùng trám Amalgam sẽ có màu xám bạc, không đồng nhất với màu răng sẽ khiến bạn giảm tự tin mỗi khi mỉm cười. Tuy vậy, phương án trám bạc có giá thành khá rẻ. Nếu bạn không có nhu cầu nha khoa thẩm mỹ thì vẫn có thể chọn liệu pháp này.
Ngoài ra, nếu vị trí trám ở răng cửa thì bệnh nhân sẽ được tư vấn thay đổi miếng trám Amalgam bằng các chất liệu khác (Sẽ được đề cập ở phần bên dưới bài viết này).
Gây ê buốt cho răng:
Amalgam có khả năng dẫn nhiệt cao, nên trong quá trình ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ khiến cho vùng trám chì của bạn trở nên đau nhót, tê buốt.
Xâm lấn răng thật
Nha sĩ sẽ phải cạo sạch phần răng sâu trước khi tra chất Amalgam vào rãnh răng. Trong một vài trường hợp sẽ cần phải mài một kẽ sâu trên răng để tạo nền vững chắc. Điều này sẽ làm thay đổi cấu trúc răng.
3 lí do trên đã khiến bạn thay đổi ý định thực hiện liệu pháp hỗn hống nha khoa? Đừng lo lắng, nha khoa Spring Orchid sẽ giới thiệu cho bạn những giải pháp khác.
Thay Đổi Miếng Trám Amalgam Bằng Giải Pháp Nào?
Hiện nay, y học nha khoa đã phát triển ra nhiều phương pháp phục hồi nha khác với mục tiêu là lành tính và thẩm mỹ cao hơn phương pháp trám chì. Chất liệu Amalgam có thể được thay thế bằng một số liệu pháp sau đây:
- Trám sứ (Composite).
- Mạ đá quý hoặc mạ vàng (Gold foil).
- Plastic Ionomer,…
- Vật liệu trám GIC,…
Trong đó, công nghệ trám sứ Composite là kĩ thuật được đánh giá cao nhất, vừa giúp răng trắng sáng hơn vừa không gây hại cho sức khỏe. Nhược điểm của kĩ thuật này là đòi hỏi chi phí cao.
Tuy nhiên để chọn loại vật liệu phù hợp sẽ phụ thuộc vào kích thước cần trám và vị trí răng trám.
- Kích thước trám từ nhỏ đến trung bình: Các vết trám amalgam nhỏ đến trung bình thường có thể được thay thế bằng một miếng trám composite đơn giản.
- Lỗ trám lớn: Những vết trám amalgam lớn hơn, hoặc những răng chịu nhiều tải trọng (ví dụ, trên răng hàm sau) thường sẽ yêu cầu “lớp phủ sứ ceramic inlay” hoặc “chất trám sứ porcelain filling”.
Đối Tượng Chống Chỉ Định Amalgam
Liệu pháp nha khoa trám bạc không phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, bạn cần phải khám tổng quát và nhận tư vấn của bác sĩ nha khoa trước khi lựa chọn phương pháp này. Sau đây là một số trường hợp tuyệt đối không nên thực hiện hỗn hống nha khoa:
- Trẻ em dưới 15 tuổi: Thủy ngân sẽ gây tác hại xấu cho quá trình nhận thức, gây chậm phát triển trí tuệ, mất khả năng tư duy,…
- Nhóm phụ nữ có thai, hoặc đang cho con bú.
- Người bị dị ứng với thủy ngân hoặc các thành phần khác.
- Những người đang mắc các chứng bệnh nan y: Ung thư, suy thận, bệnh liên quan đến thần kinh,…
Có Nên Thay Đổi Miếng Trám Amalgam Khi Đã Thực Hiện?
Tuy miếng trám Amalgam tiềm ẩn nguy cơ bào mòn sức khỏe, nhưng nếu bạn đã thực hiện trám bạc thì cần phải cân nhắc những yếu tố sau trước khi thay đổi sang một vật liệu khác:
- Đối với trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, các chuyên gia y tế không khuyến khích tháo miếng trám Amalgam nếu miếng trám vẫn ở tình trạng tốt.
- Trừ khi có khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân không nên tự ý thay đổi miếng trám Amalgam bởi vì việc tháo bỏ sẽ làm mất cấu trúc của răng và tăng nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
- Những người đang điều trị những bệnh lý nghiêm trọng khác (Đặc biệt là ung thư và thận) cần phải tham vấn ý kiến của chuyên gia trước khi tiến hành thay đổi miếng trám Amalgam.
Trường hợp đặc biệt cần phải loại bỏ miếng trám Amalgam ngay lập tức là những bệnh nhân có triệu chứng dị ứng với thủy ngân, chì, thiếc hoặc đồng.
Quy Trình Trám Amalgam Diễn Ra Như Thế Nào?
Quy trình trám răng bằng Amalgam tương đối đơn giản:
- Đầu tiên, nha sĩ sẽ bôi trực tiếp hỗn hợp Amalgam (Dạng sệt) lên vùng răng cần trám.
- Sau 15 đến 20 phút, vùng trám sẽ bắt đầu đông cứng. Và trung bình cần 24 giờ để nó đông cứng hoàn toàn.
- Cuối cùng nha sĩ đánh giá lỗ trám và tiếp tục theo dõi. Bạn cần đặt lịch tái khám định kì.
Thay Miếng Trám Amalgam Tại Nha Khoa Spring Orchid
Bạn đang tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để thực hiện thay đổi miếng trám Amalgam? Phòng khám Spring Orchid là một trong những đề xuất cho bạn.
Hệ thống Phòng khám Nha Khoa Spring Orchid được trang bị máy móc hiện tại, cùng với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, cung cấp đa dạng dịch vụ thẩm mỹ nha khoa đáp ứng được mọi nhu cầu chăm sóc và làm đẹp cho nụ cười của bạn.
Câu Hỏi Liên Quan
Gỡ miếng trám răng có đau không?
Gỡ miếng trám răng không gây đau đớn khi được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn. Việc thực hiện tại nhà không đúng kỹ thuật có thể gây đau đớn, hư tổn răng.
Trám răng bằng chì có độc không?
Chưa có bằng chứng chứng minh miếng trám vật liệu chì gây hại cho sức khỏe. Theo ADA và FDA, mức thủy ngân ở vật liệu này thường rất thấp, không gây hại cho sức khỏe. Nó có thể được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi.
Tuy nhiên, nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì có thể cân nhắc các vật liệu an toàn hơn như bọc sứ.