Nhổ Răng Hư, Răng Sâu
Nhổ răng được xem là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện nhiều nhất khi răng sâu, răng hư khiến bạn đau nhức. Dù vậy, nhổ răng vẫn là một quyết định quan trọng mà bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi tiến hành.
Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!
Nhổ Răng Diễn Ra Thế Như Nào?
Nhổ răng là biện pháp loại bỏ chiếc răng thật (gồm cả chân răng) khi chúng bị hư tổn. Đây là phương pháp cơ bản trong nha khoa. Bản chất của kỹ thuật nhổ răng là cuộc tiểu phẫu bao gồm việc gây tê, tiến hành loại bỏ răng và chế độ chăm sóc đặc biệt sau khi thực hiện.
Thông thường, nha sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân chọn liệu pháp cấy ghép Implant sau khi đã nhổ răng. Đây là công nghệ phục hồi răng hiệu quả nhất hiện nay, vừa đảm bảo chức năng cắn nhai, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Những liệu pháp như trám răng, dán sứ Veneer,… cũng có thể điều trị và phục hồi răng sâu.
Nhổ Răng: Khi Nào Nên? Khi Nào Không Nên?
Dựa vào vị trí cũng như hiện trạng thực tế của răng cần điều trị mà nhổ răng có thể là tiến trình tương đối phức tạp và nguy hiểm nên không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện.
Đối Tượng Được Chỉ Định
Các trường hợp nên nhổ răng gồm:
- Răng sữa ở trẻ em.
- Răng đã bị thương tổn trầm trọng, cấu trúc răng đã bị phá hủy và mất khả năng tái tạo.
- Người gặp những vấn đề về răng miệng như: Viêm nha chu, điều trị tủy nhiều lần nhưng không dứt điểm, viêm xương, viêm xoang,…
- Răng mọc ở vị trí không phù hợp ảnh hưởng đến sức khỏe như các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, răng thừa,…
- Trước khi niềng răng điều trị răng hô, răng chen chúc,…sẽ được nha sĩ tư vấn nhổ răng.
- Răng lung lay do tác động khách quan như tai nại, sang chấn,…
- Răng sâu nặng, tồn tại ổ nhiễm khuẩn thì cần tiến hành loại bỏ để tránh gây biến chứng bệnh nướu răng, viêm thận, viêm nội tâm mạc,…
Đối Tượng Chống Chỉ Định
Các bệnh nhân thuộc những trường hợp sau đây cần được bác sĩ chuyên khoa tham vấn::
Cần thời gian:
- Phụ nữ đang trong thời kì kinh nguyệt, đang mang thai hoặc cho con bú.
- Bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường, các chứng rối loạn máu, đặc biệt là máu khó đông,…
- Bệnh nhân mắc bệnh tâm thần cần phải được hỗ trợ uống thuốc an thần trước vài ngày.
- Người đang mắc bệnh nướu răng.
Người Không Bao Giờ Được Loại Bỏ Răng:
- Bệnh nhân mắc chứng ung thư bạch cầu.
- Bệnh nhân đã điều trị tia X vùng răng hàm mặt tuyệt đối không tác động đến răng vì sẽ gây hoại tử vùng xương hàm.
4 Dấu Hiệu Cảnh Báo Răng Tổn Hại Nghiêm Trọng Sau Khi Nhổ Răng?
Loại bỏ răng được xem là một ca phẫu thuật và nếu chuyển biến nặng có thể gây mất mạng. Vậy nên bạn không được chủ quan trước 4 triệu chứng sau:
- Sưng, chảy máu kéo dài:
Khi đã nhổ răng, răng của bạn sẽ có biểu hiện sưng và rỉ máu là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu vấn đề này tiếp diễn, nghĩa là bạn đã bị nhiễm trùng hoặc trầm trọng hơn là do nha sĩ đã nhổ bỏ răng sai kĩ thuật. Lúc này, bạn cần phải tái khám nha sĩ kịp thời.
- Tiêu xương ổ răng:
Khi nhổ đi quá nhiều răng cùng khoảng thời gian sẽ tạo ra những khoảng trống lớn ở hàm, trong khi đó, xương ổ răng rất mềm nên sẽ bị biến dạng và vi khuẩn dễ xâm lấn.
Biến chứng này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn liên quan đến tính thẩm mỹ, bởi vì nó sẽ kéo theo những hậu quả sau đây: Tụt nướu, răng xô lệch, răng di chuyển lệch lạc,…
- Nhiễm trùng huyệt ổ răng:
Ở những vị trí và loại răng nhạy cảm như răng khôn, nhổ răng khôn được đánh giá và tiến hành đúng cách có thể gây ra nhiễm trùng. Cộng hưởng thêm, răng khôn nằm ở nơi có nhiều lympho bào và mạch máu nên tình trạng viêm nhiễm sẽ diễn ra nguy kịch hơn.
Trường hợp xấu nhất có thể chuyển hóa thành nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
- Viêm Xương Ổ Răng:
Máu đông sẽ hình thành ngay sau khi bạn nhổ răng để bảo vệ các tế bào xương mô, dây thần kình. Khi máu đông không được hình thành hoặc bị vỡ quá sớm thì sẽ gây viêm xương ổ răng.
Triệu chứng dễ nhận biết nhất, bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ phần xương trắng lộ ra ngay tại nơi răng thật vừa được loại bỏ, kéo theo đó là cảm giác đau nhức khó chịu dai dẳng và khiến cho thời gian hồi phục chậm.
Nhổ Răng Sâu Ở Hàm Trên Có Nguy Hiểm Không?
Răng ở vị trí hàm phía trên, hay còn được gọi là răng số 7, là vị trí gần hệ thống các dây thần kinh. Đây là vị trí răng khó lường và sẽ gây chuyển biến nguy kịch cho bệnh nhân, nếu thao tác nhổ răng không đúng cách. Bên cạnh đó, răng hàm cũng là răng có cấu tạo rễ bám chắc nhất và cũng có hình dáng phức tạp nhất.
Tuy nhiên, răng sâu là răng đã bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và bạn vẫn cần phải loại bỏ nó, nhưng bệnh nhân có răng sâu số 7 nhất định không được tự nhổ bỏ mà cần phải được tham vấn và thực hiện bởi các nha sĩ có tay nghề, trang thiết bị đạt chuẩn.
Lưu Ý Khi Loại Bỏ Răng Sâu Số 7:
- Sau khi loại bỏ răng số 7 sẽ tạo ra khoảng trống xương hàm, ảnh hưởng đến quá trình nhai và khiến bạn mất tự ti mỗi khi mỉm cười. Vậy nên bệnh nhân cần phải thực hiện liệu pháp phục hồi, cấy ghép răng giả để khắc phục tình trạng này.
- Bạn cần kê khai đúng những loại thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại của mình với nha sĩ.
- Không được tự ý nhổ bỏ răng sâu tại nhà. Hãy đến nha sĩ uy tín để được tư vấn.
Chế Độ Chăm Sóc Sau Khi Loại Bỏ Răng
Tuy kinh nghiệm của nha sĩ và máy móc đạt tiêu chuẩn là những yếu tố quan trọng khi quyết định sự an toàn trong suốt quá trình loại bỏ răng thật. Nhưng để phòng tránh những hậu quả khôn lường, chúng tôi khuyến nghị bệnh nhân phải tuân thủ một số phương pháp chăm sóc răng miệng sau đây:
- Khi đã nhổ răng, bạn chỉ nên ăn những thức ăn ở dạng lỏng như súp, cháo,… và không được tiêu thụ thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Hạn chế ăn nhiều đường sau khi nhổ răng, bởi vì đường sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng 2 lần / ngày, dùng chỉ nha khoa và tuyệt đối không được chải răng quá mạnh tay.
Đặc biệt, bạn không được chủ quan mà hãy đặt lịch tái khám ngay lập tức nếu có những biểu hiện như: Đau nhức và tuôn máu liên tục trong 12 giờ, người run rẩy, ngất xỉu, buồn nôn,…
3 Bước Nhổ Răng Sâu
Để biết chính xác trường hợp của quý khách có cần nhổ hay không, hãy đến nha khoa chúng tôi. Quá trình nhổ răng tại Spring Orchid, kỹ thuật loại bỏ răng diễn ra với 3 bước sau cực kì nhanh chóng mà vẫn an toàn đảm bảo:
Bước 1: Thăm khám và đánh giá
Đầu tiên, bạn cần đặt lịch hẹn khám nha khoa tổng quát.
Các y bác sĩ tại Spring Orchid sẽ tiến hành chụp X-ray chân răng, cũng như xem xét tiền sử y tế để chọn ra phương án gây tê phù hợp nhất.
Nha sĩ sẽ xác định răng cần nhổ và cung cấp cho bạn các thông tin cần biết trước khi nhổ.
Bước 2: Gây tê
Trước phẫu thuật loại bỏ răng, nha sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ.
Nếu ca mổ phức tạp, bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc an thần có ý thức vào tĩnh mạch.
Bước 3: Nhổ răng
Khi đã gây tê, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách loại bỏ răng một cách tỉ mỉ, cẩn thận.
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh hoặc giảm đau trong vài ngày. Và sau đó bạn sẽ không còn cảm thấy bất kỳ sự đau nhức nào nữa.
Thông thường quy trình nhổ răng chỉ diễn ra trong 1 buổi thăm khám. Tuy nhiên nếu bạn có yêu cầu thêm các dịch vụ khác được nha sĩ chấp nhận có thể sẽ cần thêm buổi hẹn sau khi vết thương phục hồi.
Vì Sao Nên Lựa Chọn Nha Khoa Spring Orchid?
Nha khoa Spring Orchid là một trong những nha khoa uy tín nhất tại Tây Úc hiện nay. Khi đến với chúng tôi, quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ bởi vì:
- Đội ngũ y bác sĩ nha khoa có trình độ chuyên môn cao với nhiều kinh nghiệm từ các ca chữa trị từ dễ đến khó. Quá trình nhổ răng không gây đau nhức hay khó chịu.
- Hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn nha khoa. Không gian vô trùng tuyệt đối. Các dụng cụ được vệ sinh vô trùng bởi hệ thống tia cực tím chuyên dụng.
- Thăm khám, tư vấn và giải đáp thắc mắc chi tiết. Nhân viên chăm sóc tận tình.
- Các chương trình nha khoa hỗ trợ thanh toán.
- Cung cấp các kiến thức nha khoa trong quá trình thăm khám miễn phí theo từng trường hợp của khách hàng.
- Bảng giá minh bạch.
Câu Hỏi Thường Gặp
Khi Nào Cần Nhổ Răng?
Bị Thương
Ví dụ, một cú đánh mạnh vào miệng trong thể thao – có thể khiến răng bị mẻ hoặc nứt. Nha sĩ của bạn muốn cứu chiếc răng với biện pháp răng bọc sứ, điều trị lấy tuỷ răng hoặc cả hai. Nhưng đôi khi, tùy thuộc vào thiệt hại mà không thể làm vậy. Bệnh hoặc sâu cũng có thể làm cho việc cứu một chiếc răng tự nhiên là không thực tế. Nhổ răng có thể là bước cuối cùng cần thiết để ngăn ngừa răng bị nứt hoặc sâu gây tổn thương thêm.
Răng bị va chạm
Có những lý do chính đáng khác để nhổ răng, trong trường hợp mọc chen chúc hoặc răng khôn bị va chạm, hoặc răng sữa không tự rụng, đôi khi ảnh hưởng đến các răng lân cận, dây thần kinh hoặc các cấu trúc quan trọng khác trong miệng; chúng có thể cần phải được trích xuất hoặc nhổ răng đi để ngăn chặn sự cố xảy ra sau này.
Chỉnh nha (Niềng răng)
Trong quá trình điều trị chỉnh nha orthodontic, có thể cần phải loại bỏ một hoặc nhiều răng để giảm bớt tình trạng được gọi là chen chúc: Đó là khi các cung răng (hàm) đơn giản là không có đủ không gian để chứa tất cả các răng.
Làm Gì Sau Khi Nhổ Răng?
Cầm máu
Sau khi nhổ răng, điều quan trọng là phải hình thành cục máu đông để cầm máu và bắt đầu quá trình lành thương. Đó là lý do tại sao chúng tôi yêu cầu bạn cắn vào miếng gạc trong 30-45 phút sau cuộc hẹn. Nếu tình trạng chảy máu hoặc rỉ dịch vẫn còn, hãy đặt một miếng gạc khác và cắn chặt trong 30 phút nữa. Bạn có thể phải làm điều này nhiều lần.
Sau khi cục máu đông hình thành, điều quan trọng là không được làm xáo trộn hoặc phá vỡ cục máu đông vì nó giúp chữa lành. Không súc miệng mạnh, ngậm ống hút, hút thuốc, uống rượu hoặc đánh răng cạnh chỗ nhổ trong vòng 72 giờ. Những hoạt động này sẽ đánh bật hoặc làm tan cục máu đông và làm chậm quá trình chữa bệnh.
Hạn chế vận động mạnh trong 24 giờ tới vì điều này sẽ làm tăng huyết áp và có thể gây chảy máu nhiều hơn tại chỗ nhổ răng.
Giảm đau
Sau khi nhổ răng, bạn có thể cảm thấy đau và sưng một chút. Chườm đá hoặc một túi đậu Hà Lan hoặc ngô đông lạnh chưa mở, chườm lên vùng đó sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sưng. Dùng thuốc giảm đau như đã quy định. Vết sưng thường giảm sau 48 giờ. Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn. Gọi cho phòng khám nếu thuốc dường như không có tác dụng.
Dùng kháng sinh
Nếu thuốc kháng sinh được kê đơn, hãy tiếp tục dùng thuốc trong khoảng thời gian được chỉ định, ngay cả khi các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đã biến mất. Uống nhiều nước và ăn thức ăn mềm bổ dưỡng vào ngày nhổ răng. Bạn có thể ăn uống bình thường ngay khi cảm thấy thoải mái. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục thói quen nha khoa bình thường sau 24 giờ. Điều này nên bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Điều này sẽ giúp nhanh lành vết thương và giúp miệng của bạn luôn thơm tho và sạch sẽ.
Sau một vài ngày, bạn sẽ cảm thấy ổn và có thể tiếp tục các hoạt động bình thường của mình.
Nếu bạn bị chảy máu nhiều, đau dữ dội, sưng tấy liên tục trong 2-3 ngày hoặc phản ứng với thuốc, hãy gọi ngay cho phòng khám của chúng tôi.
Chi Phí Nhổ Răng Là Bao Nhiêu?
Tùy vào độ khó và tình trạng răng cần nhổ sẽ có chi phí dao động khác nhau. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn chủ trương mang đến dịch vụ tốt nhất với chi phí phải chăng nhất. Vì thế bạn không cần quá lo lắng về chi phí.
Hãy đến thăm khám trực tiếp để được hỗ trợ tốt nhất.