Nhổ Răng Khôn
Mọc răng khôn, hay còn gọi là răng số 8, thường được biết đến như một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của cung hàm, nhưng lại không mang lại nhiều lợi ích về mặt chức năng nhai hay thẩm mỹ.
Theo các chuyên gia tại Nha Khoa Spring Orchid, dù răng khôn không đóng góp vào quá trình nhai và thường gây ra nhiều phiền toái như mọc lệch, mọc ngầm hay đau nhức, việc nhổ răng khôn lại trở thành một giải pháp phổ biến để giải quyết các vấn đề sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về sự cần thiết và an toàn của quy trình nhổ răng khôn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quyết định có nên nhổ răng khôn, cũng như những điều cần lưu ý sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn.
Cần Tư Vấn Về Răng Khôn? – Hãy đặt hẹn hoặc gọi cho nha sĩ chúng tôi tại hotline 08 6155 8999 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Răng Khôn Là Gì?
Răng khôn còn gọi là răng cấm, răng cối thứ 3 hay răng số 8. Thông thường răng khôn sẽ mọc sau cùng khi những răng còn lại đã phát triển hoàn chỉnh.
Độ tuổi mọc răng khôn phổ biến nhất từ 18-24 tuổi. Tuy nhiên có những trường hợp mọc sớm, mọc trễ hoặc thậm chí không mọc răng khôn. Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm. Khi mới bắt đầu mọc răng khôn, tại vị trí mọc sẽ đau nhức, sưng tấy khó chịu.
Các Trường Hợp Cần Nhổ Răng Khôn
Răng Khôn Mọc Lệch Phía Trước
Đây có thể xem là tình trạng phổ biến nhất. Trục răng khôn khi mọc có xu hướng nghiêng về răng kế bên (răng số 7) 1 góc 45 độ. Một phần răng khôn sẽ trồi lên bề mặt nướu. Khi phát triển dần sẽ chèn ép, gây lệch răng số 7.
Răng Khôn Ngầm Phương Ngang
Răng khôn mọc ngầm nằm ngang với răng số 7 góc 90 độ. Khi răng phát triển sẽ đâm thẳng vào chân răng số 7 gây đau nhức. Nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến u nang, mất răng số 7.
Răng Mọc Ngầm Dưới Nướu
Trường hợp này khi răng mọc bạn sẽ không thấy bề mặt răng trồi lên khỏi nướu. Răng khôn bị lợi che phủ, không trồi lên được.
Răng Khôn Bị Kẹt Phương Thẳng
Đây là trường hợp răng mọc đúng phương nhưng do có kích thước lớn nên không thể nhú lên hoàn toàn.
Bên cạnh đó, có những trường hợp răng đã phát triển lên nhưng kẽ răng không chuẩn gây khó vệ sinh gây hôi miệng, viêm lợi,… .
Thông thường răng khôn hàm dưới dễ rơi vào tình trạng này. Cần có sự hỗ trợ của bác sĩ để loại bỏ sớm.
Chỉnh Nha
Đa số các trường hợp niềng răng (chỉnh nha) sẽ được yêu cầu nhổ răng khôn. Việc này sẽ đảm bảo có đủ khoảng trống để kéo răng cho phù hợp. Nhất là đối với những bệnh nhân hô. Hoặc trong quá trình niềng nếu mọc răng khôn, thông thường nha sĩ phải nhổ để tránh trường hợp răng khôn mọc gây lệch lạc các răng xung quanh.
Tác Hại Của Răng Khôn Mọc Ngầm - Đau Răng Khôn
Nếu răng khôn của bạn thuộc 1 trong những trường hợp trên nhưng không điều trị, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những tác hại sau:
Tại vị trí răng số 8 mọc lệch thường có những khe hở, thức ăn thừa . Chúng tích tụ lâu ngày gây viêm nhiễm, hôi miệng. Hơn nữa, do nằm trong cùng của cung hàm, vị trí khó vệ sinh nhất nên vi khuẩn phát triển và dễ dàng gây ra tình trạng sâu răng số 8.
Lâu dần, lỗ sâu sẽ phát triển với kích thước lớn hơn tác động trực tiếp cấu trúc răng hàm, gây hư răng và lây lan các răng lân cận.
Cảm giác đau nhức
Ban đầu, triệu chứng của sâu răng khôn sẽ là cảm giác đau nhức âm ỉ xuất hiện tại vị trí sâu. Sau một thời gian, triệu chứng đau đầu có thể lan rộng. Tác động đến vùng xương hàm, đầu hoặc cổ. Cảm giác khó chịu này có thể khiến bạn “ăn không ngon ngủ không yên”. Thậm chí ảnh hưởng đến tâm trạng và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Lỗ nhỏ sậm màu trên răng
Sâu răng bắt nguồn từ những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt. Do tác động của axit, vi khuẩn có thể xuyên qua lớp men răng và bắt đầu tấn công vào phần ngà răng. Nhiều người chủ quan cho rằng lỗ sậm màu trên răng có kích thước rất nhỏ. Vì vậy, chúng ta không cần phải vội vàng. Tuy nhiên sự thật là có rất nhiều trường hợp kích thước của những lỗ nhỏ trên răng chỉ là những chấm nhỏ li ti. Trong khi đó, phần khoang tủy răng bên dưới thì đã bị phá hủy nặng nề. Chỉ khi sự tàn phá từ bên trong ấy khiến răng suy yếu nhanh chóng, dễ dàng vỡ vụn thì bạn mới nhận ra.
Có mùi hơi thở
Do vấn đề vệ sinh không kỹ càng nên mới dẫn đến cách trị sâu răng khôn. Vì vậy, hơi thở của bạn có thể “bốc mùi” mà bạn không hề hay biết. Ngoài ra, vi khuẩn khi tiêu thị tinh bột và đường cũng giải phóng ra các khí gases. Những khí này có mùi không hề dễ chịu. Vì vậy, đối với người sâu răng khôn bạn nên tập thói quen chăm chỉ đánh răng và dùng nước súc miệng.
Do khó vệ sinh kỹ vị trí răng mọc lệch nên các mảng bám, vị khuẩn tích tụ lâu dần gây viêm nướu răng, nha chu,…
Khi mọc, răng số 8 đẩy răng kế bên để có thể mọc. Điều này gây xô lệch các răng. Nếu mọc răng khôn sau khi niềng có thể gây chen chúc, lệch răng.
Lợi trùm răng hàm dưới được hiểu đơn giản là nướu bao phủ 1 phần chân răng vì thế thức ăn dễ mắc kẹt vào kẽ gây sưng nướu. Hơn nữa vị trí này cũng là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, ăn mòn men răng, khiến bạn sốt cao, nhiễm trùng.
Khi răng mọc chen chúc nhau, chèn ép dây thần kinh có thể gây mất cảm giác da, niêm mạc, răng, thậm chí gây đau nửa mặt.
Nếu răng mọc trong xương hàm không được điều trị gây u nang xương, có thể dẫn đến hư xương hàm, dây thần kinh. Trường hợp nặng cần loại bỏ mô và xương gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bạn.
Những điều trên sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng răng miệng, việc ăn nhai khó khăn gây đau đớn. Vì thế nếu được chỉ định phải nhổ bỏ răng khôn, bạn nên lắng nghe nha sĩ. Quá trình nhổ răng khôn thông thường cũng diễn ra rất nhanh trung bình khoảng 15 phút cho 1 chiếc răng, trừ những trường hợp chân răng khó.
Quy Trình Nhổ Răng Khôn Tại Nha Khoa
Đến với Nha Khoa Spring Orchid, bạn sẽ được trải qua 4 bước nhổ răng khôn không đau, an toàn:
Bước 1: Đặt lịch kiểm tra thăm khám
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể. Bước này bạn sẽ được cung cấp chi tiết các thông tin về tình trạng răng miệng của mình như có mắc các bệnh sâu răng, viêm lợi,…
Bạn sẽ được chụp X-Quang để xác định chính xác vị trí chân răng, phương hướng răng mọc,… . Như vậy nha sĩ sẽ biết được tình trạng răng miệng của bạn đang như thế nào. Nếu nướu bạn đang sưng hoặc có các bệnh lý cần điều trị trước, việc nhổ răng có thể dời lại buổi hẹn lần sau.
Bước 2: Sát trùng, vệ sinh răng
Nha sĩ sẽ làm sạch răng của bạn bằng dụng cụ và nước súc miệng chuyên dụng. Khoang miệng sẽ được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo không để vi khuẩn xâm nhập trong quá trình nhổ răng.
Bước 3: Thực hiện gây tê
Sau đây là một số phương pháp gây tê, gây mê phổ biến:
Gây tê cục bộ
Bạn sẽ được gây tê tại vị trí răng cần nhổ. Thông thường sẽ sử dụng thuốc tê dạng tiêm để tăng tính hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn có thể nói thêm với nha sĩ nếu mắc chứng sợ nhổ răng hay khám răng để được sử dụng thêm khí an thần.
Gây mê an thần
Việc gây mê này được thực hiện bằng cách tiêm qua tĩnh mạch (IV). Bạn sẽ dần mất ý thức và ngủ trong suốt quá trình thực hiện. Gây tê cục bộ cũng được sử dụng kèm theo.
Gây mê toàn cơ thể
Với phương pháp này bạn sẽ được hít 1 lượng thuốc mê phù hợp. Bạn sẽ ngủ trong quá trình phẫu thuật răng như biện pháp gây mê trên. Các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ đều sẽ được theo dõi sát trong suốt quá trình thực hiện.
Bước 4: Nhổ răng
Bác sĩ nha khoa sẽ dùng dao rạch, mở rộng phần nướu che lấp chân răng. Các trường hợp răng mọc trong xương sẽ phải cắt xương để tạo lối ra cho răng.
Phần thân và chân răng sẽ được nhổ ra bằng kìm nhổ răng. Tùy kích thước có thể được chia ra thành nhiều phần hoặc lấy trong 1 lần.
Sau khi răng được lấy ra, vết thương sẽ được khâu lại và chèn bông băng.
Bạn sẽ tái khám sau 1 tuần để được kiểm tra tình trạng vết thương.
Lưu Ý Sau Khi Nhổ Răng Khôn
- Quan trọng nhất là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong vài ngày đầu tiên. Các hoạt động gắng sức nên tránh trong 48 đến 72 giờ.
- Để giúp giảm sưng tấy, hãy chườm lạnh hoặc túi nước đá lên mặt.
- Không dùng nước súc miệng hay nước muối sau khi nhổ răng khôn sẽ gây chảy máu
- Không đặt lưỡi chạm vết thương
- Không ăn nhai ở vị trí mới nhổ tránh bị nhét thức ăn và làm vỡ cục máu đông
- Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo yêu cầu
- Uống nhiều nước, ít nhất năm đến sáu ly mỗi ngày.
- Nếu đã sử dụng các cách cầm máu nhưng sau 24 giờ vẫn chảy máu cần liên hệ nha sĩ ngay
Liên Hệ Phòng Khám Nha Spring Orchid
Không phải lúc nào cũng dễ dàng để biết có nên nhổ răng khôn hay không. Việc này phụ thuộc vào vị trí và tình trạng răng khôn. Nha sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra và đưa ra phương án điều trị cho bạn.
Trước và sau khi nhổ răng khôn, nha sĩ của chúng tôi luôn kiểm tra kỹ cũng như hướng dẫn chi tiết quy trình nhổ và những điều cần lưu ý.
Nếu bạn đến nha sĩ theo lịch trình thường xuyên, nha sĩ của bạn có thể kiểm tra sự phát triển răng khôn. Nha sĩ sẽ có thể tư vấn cho bạn về những gì tốt nhất để giữ cho nụ cười của bạn đẹp và khỏe mạnh.
Những Câu Hỏi Thường Gặp
Tùy vào tình trạng răng cũng như các bệnh lý (nếu có) mà mức giá sẽ chênh lệch khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi cam kết mức giá hợp lý, mang đến sự hài lòng cho quý khách hàng. Bảng giá cố định, không phát sinh thêm chi phí luôn được cung cấp tại phòng khám.
Không chỉ vậy nhiều gói bảo hiểm có hỗ trợ chi phí này. Vì thế bạn hãy xem thử gói bả hiểm của mình có bao gồm chưa để tiết kiệm chi phí hơn.
Hãy đặt lịch hẹn để được tư vấn chính xác.
Nhổ răng khôn không nguy hiểm nếu bạn đến nha khoa uy tín với nha sĩ được đào tạo chuyên môn cao. Sẽ nguy hiểm nếu răng khôn mọc sai nhưng bạn không nhổ răng như chỉ định. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và các răng liền kề gây cản trở sinh hoạt. Nha sĩ của bạn sẽ cho lời khuyên đúng đắn.
Khi bạn có các dấu hiệu bất thường như đau nhức, sưng mặt bạn nên đến phòng khám. Nha sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật lấy răng nếu cần thiết. Nhiều trường hợp vẫn có thể để răng mọc tự nhiên.
Nhổ răng khôn thường không đau khi tiêm đủ lượng thuốc tê hoặc gây mê. Vì thế bạn không cần phải quá lo lắng đâu nhé!
Nhổ răng khôn có thể gây nên một số biến chứng không mong muốn. Vì thế bạn cần phải lựa chọn nha khoa đáng tin cậy, được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao. Sau đây là một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi nhổ răng khôn:
- Tổn thương dây thần kinh răng dưới
- Nhiễm trùng
- Thủng xoang hàm trên
- Ngộ độc thuốc tê
- Áp se lợi do nhổ sót chân răng
- Sốc phản vệ