Mòn Cổ Chân Răng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tại Perth
Mòn cổ chân răng là bệnh nha khoa có thể diễn ra ở mọi đối tượng. Nó chẳng những nguy hiểm cho sức khỏe, mà còn khiến nụ cười kém rạng rỡ hơn. Nhưng bạn cũng đừng quá lo sợ, mòn cổ chân răng có thể điều trị và phòng ngừa bằng những biện pháp cực kì đơn giản.
Hãy cùng nha sĩ Spring Orchid tìm hiểu thông tin qua bài viết này.
Mòn Cổ Chân Răng Là Như Thế Nào?
Mòn cổ chân răng (Tiêu chân răng hình chiêm), tiếng Anh là Tooth Abrasion. Đây là bệnh lý nha khoa miêu tả tình trạng mòn hoặc mất men răng ở vị trí giao nhau giữa chân răng và đường viền lợi. Nó không có khả năng tự phục hồi tại nhà mà phải nhờ đến sự can thiệp kịp thời của nha sĩ.
Biểu hiện của bệnh có thể trông thấy bằng mắt thường. Bệnh nhân sẽ thấy ở chân răng xuất hiện rãnh lõm chữ V có màu ngả vàng hoặc trắng ngà gây mất thẩm mỹ. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy những triệu chứng:
- Tê buốt khi nuốt, nhai hoặc tiếp xúc với không khí và thức ăn nóng, lạnh.
- Đau đớn dai dẳng, khó chịu.
- Do răng mọc gần hệ thống dây thần kinh nên trong vài trường hợp sẽ phát triển thành đau nửa đầu, sốt,…
- Biến chứng nặng có thể ảnh hưởng đến tủy, gây sưng lợi, tụt nướu răng, gãy ngang hoặc mất răng.
3 Giai Đoạn Của Mòn Chân Răng
Nhìn chung, bệnh lý này sẽ được chia thành 3 giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng:
Giai Đoạn 1: Khởi Phát
Đây là giai đoạn khởi đầu của bệnh và thường bị bệnh nhân bỏ qua, hoặc đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của nó. Trong cấp độ này, bệnh nhân sẽ ê buốt răng, nhưng chỉ thỉnh thoảng.
Hầu như chưa thể nhìn thấy vết nứt ở chân răng trong giai đoạn này. Tuy vậy, không được phát hiện đúng lúc thì bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2.
Giai Đoạn 2: Mòn Men Răng Nhẹ
Lúc này, bệnh nhân đã có thể quan sát thấy những vết lỏm có màu vàng, hoặc nâu thẫm ở chân răng, đường viền nổi và có thể sờ bằng tay.
Người bệnh đã không lờ đi được nữa bởi vì cảm giác tê buốt diễn ra thường xuyên hơn, cả khi trời trở lạnh
Giai Đoạn 3: Mòn Tủy Nặng Hơn
Đây là cấp độ nặng của bệnh lý mòn cổ chân răng khi vết lỏm chữ V đã “ăn” sâu vào tủy răng, gây thủng buồng tủy dẫn đến viêm tủy. Trường hợp không cứu chữa sẽ dẫn đến mất răng.
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có hiện tượng chảy máu chân răng, kéo theo đó là những đợt đau nhức âm ỉ không rõ nguyên do.
Nguyên Nhân Gây Mòn Cổ Chân Răng?
Bản chất của bệnh mòn cổ chân răng là sự mài mòn hoặc mất đi lớp ngà, men của răng. Tuy nó có thể xảy ra ở mọi răng, nhưng thường xảy ra ở răng hàm nhỏ (ở vị trí 4,5) và răng nanh (răng số 3) bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:
Nguyên Nhân Bên Trong: | Nguyên Nhân Bên Ngoài: |
|
|
Cách Phòng Ngừa Mòn Cổ Chân Răng
Tuy mòn răng không thể tự điều trị tại nhà, nhưng bạn hoàn toàn có thể hạn chế và phòng tránh nó bằng một số lưu ý như sau:
- Đánh răng đúng cách: Việc vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu làm sai cách thì nó sẽ thành một trong những nguyên do hàng đầu gây ra bệnh lý răng miệng. Hãy dùng lực vừa phải khi chải răng, chọn bản chải lông mềm và kem đánh răng không chứa flour. Chiều chải răng từ trong ra ngoài, xoay vòng hoặc đánh chiều lên và xuống. Tuyệt đối không chải theo chiều dọc và đừng quên vệ sinh cả lưỡi của bạn nữa nhé! Sau khi xong, bạn có thể dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa.
- Ăn uống khoa học: Nếu bạn thích uống những loại nước có ga, thích ăn món chua, hoặc thích ăn đồ ngọt thì bạn nên hạn chế, nếu không muốn phải đi điều trị nha khoa nhé. Thay vào đó, hãy bổ sung những thực phẩm lành mạnh như: Trái cây, rau xanh, uống nước lọc,… để có sức khỏe răng miệng và thể chất tốt hơn.
- Thăm Khám Nha Khoa Định Kì: Đây cũng là lời khuyên của chuyên gia y tế nổi tiếng. Hãy đặt lịch khám tổng quát răng miệng ít nhất 6 tháng / lần, cho dù bạn không có bất cứ triệu chứng nào cả. Việc phát hiện và có liệu trình điều trị đúng đắn sẽ đảm bảo 90% bạn sẽ khỏi bệnh. Đặc biệt, bạn cũng chỉ cần phải cạo vôi răng định kì để phòng ngừa răng sâu, mòn cổ chân răng và nhiều bệnh lý khác.
Chân Răng Bị Mòn Có Thể Chữa Trị Không?
May mắn thay, mòn cổ chân răng là bệnh nha khoa có thể điều trị được. Dựa theo tình trạng của răng mà nha sĩ sẽ đưa ra những liệu pháp phù hợp:
Trám Răng Cho Giai Đoạn Nhẹ
Đối với những ca điều trị mòn cổ chân răng ở mức độ nhẹ, nha sĩ sẽ gợi ý thực hiện phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng các vật liệu trám như nhựa Composite, kim loại Amalgam, vàng,…
Phương pháp điều trị này diễn ra nhanh chóng chỉ từ 20 – 30 phút để hàn vết mòn ở răng, vừa phục hình răng vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ giúp hàm răng trở nên trắng sáng đều màu hơn.
Bọc Răng Sứ Cho Ca Bệnh Nặng
Khi vết mòn đã xâm lấn sát thành tủy răng, khiến răng không còn phục hồi được nữa, bệnh nhân sẽ bắt buộc phải khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ để bảo tồn phần răng thật còn lại, cũng như đảm bảo chức năng cắn, nhai của răng.
Liệu trình bọc răng sứ thường được tiến hành từ 3-5 ngày. Tùy vào chỉ định của bác sĩ mà bạn có thể áp dụng các chất liệu như:
- Mặt dán sứ: Veener, Bonding, Emax,…
- Răng sứ kim loại.
- Răng toàn sứ.
Chữa Mòn Cổ Chân Răng Tại Perh
Bạn còn chần chừ vì chưa tìm được cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng? Đừng lo lắng bởi vì chúng tôi chính là giải pháp cho bạn.
- Nha Khoa Spring Orchid là địa chỉ thăm khám, điều trị bệnh nha khoa được giới thiệu là tốt nhất tại Bassendean, Tây Úc.
- Phòng khám đạt chuẩn QIP, là một trong những chứng chỉ đạt chất lượng chăm sóc nha khoa tốt tại Úc.
- Quy trình khám bệnh tại hệ thống Spring Orchid, Quý khách hàng sẽ được điều trị bằng máy móc hiện đại, đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
- Đội ngũ tư vấn có chuyên môn cao, hỗ trợ cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc liên quan đến răng miệng miễn phí.
Câu Hỏi Thường Gặp
Có, mọi lứa tuổi đều có thể bị mòn cổ chân răng. Dù vậy, tuổi càng cao sẽ càng dễ mắc hơn bởi vì sự lão hóa.
Câu trả lời là không, đây là một căn bệnh răng miệng không còn khả năng tự phục hồi mà phải thực hiện các phương pháp trị liệu. Bạn không nên ở nhà và đợi bệnh qua đi, người bệnh cần đặt lịch hẹn khám với bác sĩ ngay!
Thông thường là không đau đớn, nhưng cũng phải dựa vào giới hạn chịu đau của mỗi người và tay nghề của người điều trị.
Chúng tôi khuyên bạn hãy đến các phòng khám uy tín, cũng như gặp những bác sĩ “mát tay”, có tay nghề chuyên môn cao để thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào.