Nhiệt Miệng Là Gì? Ăn Gì Để Nhanh Khỏi? – 4 Cách Điều Trị
Nhiệt miệng là bệnh viêm ngoài da ai cũng phải mắc phải. Vậy bệnh này có lây không? Hãy cùng Nha Khoa Spring Orchid tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Nhiệt Miệng Là Bệnh Gì?
Nhiệt miệng (Viêm miệng aphthous tái phát – Recurrent aphthous stomatitis) còn được gọi là lở loét miệng, loét áp-tơ,… Đây là là tình trạng viêm loét nhiễm khuẩn xảy ra phổ biến ở trong khoang miệng (Đôi khi là ở niêm mạc sinh dục) mà các đối tượng ở mọi lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc phải.
Các vết loét, vết rách thường là 3 đến 5 mm xuất hiện ở mô mềm như môi trên và môi dưới, vòm miệng, lợi, nướu răng,… Hình dáng vết thương từ tròn đến hình bầu dục và có vành ban đỏ ngoại vi và một phần tử tế bào màu vàng.
Một vết nhiệt miệng có thể tự lành sau 7 – 14 ngày, chỉ trừ trường hợp loét miệng áp tơ dạng lớn, hầu như các vùng nhiệt miệng sẽ không để lại dị tật, sẹo. Tuy vậy, cơn đau âm ỉ kéo dài mà nó mang lại sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong quá trình ăn uống, nói chuyện.
Thông thường, nhiều vết lở loét sẽ lặp đi lặp lại. Quá trình này có thể ở mức độ nghiêm trọng với một số bệnh nhân khi những vết loét này liên tục tái đi tái lại.
Ai Dễ Bị Nhiệt Miệng?
Tuy nhiệt miệng là tình trạng mà ai cũng phải mắc phải nhiều hơn 1 lần trong đời,
nhưng những người có chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, lối sống sinh hoạt không hợp lý hoặc phải sống trong môi trường kém vệ sinh,… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao và những vết loét có thể diễn biến trầm trọng hơn.
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Nhiệt miệng có thể được chuẩn đoán bằng mắt thường. Bệnh nhân sẽ thấy những nốt lở nông hoặc sâu màu đỏ nổi trong miệng hoặc môi kèm theo cảm giác khó chịu, đau đớn. Ở phần nhân (trung tâm) vùng viêm có trắng ngà. Vùng tổn thương có thể chảy máu.
Đối với cơ địa khác nhau ở mỗi người mà nhiệt miệng sẽ kèm theo những triệu chứng như:
- Sốt, buồn nôn,
- Vấn đề về tiêu hóa như: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,…
- Sưng hạch bạch huyết.
Cách Phòng Ngừa Nhiệt Miệng Hiệu Quả
Chữa bệnh không bằng ngừa bệnh, các bệnh lý ngoài da tái phát nhiều lần như nhiệt miệng. Duy trì những thói quen sau đây để đẩy lùi nguy cơ viêm miệng:
- Lập thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách súc miệng 2 – 3 lần / ngày.
- Tuyệt đối không đánh răng mạnh tay và nên chọn những loại bàn chải mềm.
- Nhai chậm và kĩ để hạn chế tựu cắn phải lưỡi,…
- Không ăn các món cay, nóng, các món nướng và rán khi có vết lở loét.
- Sử dụng miếng bảo vệ răng khi chơi các môn thể thao va chạm như: Bóng rổ, bóng đá, bóng ném, đô vật, boxing,…
- Bổ sung chất vitamin B, C, B12 kẽm,… trong bữa ăn hằng ngày. Hoặc uống viên thuốc vitamin.
- Có chế độ sinh hoạt khoa học, tránh tình trạng stress bằng cách tập yoga, thiền,…
Nhiệt Miệng Ăn Gì Nhanh Khỏi?
Thực đơn mà bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bệnh nhân đang bị nhiệt miệng cần bổ sung những món ăn này để vết nhiệt miệng mau lành:
- Trái cây và rau xanh: Vitamin trong thực phẩm là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể như: Cam, chanh, táo, chuối,… Hãy tạo thói quen ăn thực phẩm từ thực vật sau mỗi bữa ăn để tăng cường sức đề kháng, sức khỏe tim mạch cho bản thân và gia đình nhé!
- Ăn sữa chua mỗi ngày bởi vì trong sữa chua có men sống lactobacillus acidophilus, vừa tăng viêm khuẩn có lợi cho đường ruột vừa tăng khả năng kháng khuẩn cho răng miệng.
- Uống các loại trà cũng là liều thuốc hoàn hảo cải thiện vết loét nhiệt miệng. Đặc biệt là trà hoa cúc, đây chẳng những là thức uống thơm ngát luyên luyến, vị ngọt dịu tự nhiên mà còn là bài thuốc giúp thanh mát và bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể. Nếu không thích trà hoa cúc, bạn có thể chọn những loại trà xanh khác. Ngoài ra, rau má cũng là thức uống có khả năng thanh nhiệt cơ thể hiệu quả.
- Vùng nhiệt miệng gây cơn đau dai dẳng kéo dài, vì vậy bạn nên chọn những loại đồ ăn dạng lỏng như: Cháo, súp,… Tuy nhiên, bạn không nên ăn khi đồ ăn còn quá nóng.
Các Biện Pháp Chữa Trị Viêm Loét Miệng Hiệu Quả Tại Nhà
Tuy nhiệt miệng sẽ tự lành mà không cần đến khám chữa trị tại bệnh viện (trừ trường hợp nặng), nhưng trong thời gian đó thì người bệnh sẽ phải chịu đau rát, gây cản trở những hoạt động thường ngày như ăn uống và giao tiếp.
Thật may mắn vì bạn có thể thúc đẩy sự chữa lành diễn ra nhanh chóng hơn với những loại thuốc đặc trị hiệu quả như:
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau rát, chống viêm bằng khả năng ức chế các thành phần trung gian nhằm tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
Chúng tôi đề xuất thuốc bôi Gengigel dạng gel thuộc nhóm chống viêm không Steroid có xuất xứ ở Mỹ.
Đây là thuốc đặc trị được các nha sĩ kê đơn chữa trị có các chứng rối loạn về nướu như: Rỉ máu nướu răng, viêm nha nhu,….
Ngoài ra, Gengigel được sử dụng cho tình trạng tổn thương niêm mạc miệng trong nha khoa như: Niềng răng, nhổ răng, nấm Candida vùng miêng, khô miệng,… Bạn chỉ cần bôi trực tiếp một lượng vừa đủ lên vùng nhiệt miệng từ 2-3 ngày là đã có hiệu quả giảm viêm khuẩn rõ rệt.
Nếu bạn cảm thuốc e dè trong việc sử dụng các loại thuốc thì hãy chọn các biện pháp chữa lành tự nhiên, đơn giản và có thể thực hiện tại nhà như bên dưới.
Tuy nhiệt miệng sẽ không biến mất chỉ sau 1 ngày bạn sử dụng nước súc miệng, nhưng đây vẫn là cách an toàn, thông dụng và có thể phòng ngừa các bệnh liên quan đến răng miệng.
Lưu ý: Bạn nên chọn các loại nước súc miệng không có Sodium lauryl sulfate (Hóa chất được sản xuất từ dầu mỏ và dầu cọ). Tuy đây vẫn là hoạt chất được cấp phép sử dụng cho y khoa với chức năng làm sạch, nhưng đối với cơ địa một số người thì chất này sẽ bào mòn và gây tổn thương cho các niêm mạc mô mềm.
Lựa chọn an toàn và đơn giản nhất mà có thể được thực hiện ngay tại nhà làm súc miệng bằng nước muối theo tỉ lệ pha:
- Hòa tan khoảng 6g muối tinh với 240ml nước ấm.
Mật ong là một món quà tuyệt vời của thiên nhiên. Nó không chỉ có tác dụng trong nấu ăn, mà còn còn có thể kháng khuẩn, viêm nhiễm. Đặc biệt, vị ngọt của mật ong sẽ giúp cho trẻ nhỏ cảm thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh có thể bôi mật ong lên bề mặt vết thương (Không rỉ máu) với tần suất 3 lần / ngày.
Hoặc có thể kết hợp mật ong cùng nghệ, pha loãng làm trà ấm với tỉ lệ 20 ml mật ong nguyên chất, 1 muỗng cà phê bột nghệ cùng 120 ml nước ấm.
Dùng túi lọc trà để đắp trực tiếp lên vết loét trong miệng từ 2-4 phút /lần và không đắp quá 2 lần / ngày. Chất tanin có trong lá trà có tác dụng chữa lành viêm miệng hiệu quả, giúp giảm sưng tấy, chống viêm.
Lưu ý:
Việc chữa nhiệt miệng được làm ngay tại nhà, nhưng khi xuất hiện những biến chứng kèm theo hoặc hơn 14 ngày mà nhiều vết loét vẫn không khỏi thì Nha Khoa Spring Orchid khuyên bạn hãy đặt lịch hẹn thăm khám để được chuẩn đoán bởi bác sĩ nha khoa.
Đặt Lịch Thăm Khám Nhiệt Miệng Tại Phòng Khám Nha Khoa Spring Orchid
Hiện nay, Nha khoa Spring Orchid là phòng khám cung cấp dịch vụ y khoa chất lượng uy tín nhất tại Tây Úc:
- Đội ngũ chuyên gia nha khoa có trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất khang trang, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn y tế, được khử trùng bằng tia cực tím trong không gian vô trùng.
- Đặt lịch khám đơn gainr và miễn phí. Nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Quy trình tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Những Câu Hỏi Thường Gặp
Nhiệt Miệng Có Lây Qua Đường Hôn Không?
Không, đây là bệnh không lây nhiễm.
Yên tâm rằng nhiệt miệng thông thường sẽ không truyền nhiễm qua đường tiếp xúc hoặc qua không khí. Trong tình huống bạn tiếp xúc với người bị nhiệt miệng và bạn bị nổi nhiệt trong miệng thì có thể là do cơ địa cá nhân.
Nhiệt Miệng Có Phải Do Nhiễm Herpes?
Rất nhiều người lầm tưởng những vết lỡ ở nhiệt miệng giống viêm khuẩn Herpes, nhưng điều đó là không đúng. Nhiệt miệng và Herpes là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nhiệt miệng không lây từ người sang người, nhưng nhiễm Herpes thì có và thông thường còn lan rộng ra vùng khác.
Tình trạng nhiệt miệng được đánh giá là lành tính, nhưng hầu hết các ca nhiễm khuẩn Herpes thì đều cần phải có sự can thiệp y tế và không thể tự điều trị tại nhà.
Có Nên Nhổ Răng Khi Bị Nhiệt Miệng?
Tuyệt đối không được nhổ răng khi đang có nốt nhiệt miệng. Nhổ răng được đánh giá là một cuộc tiểu phẫu thuật và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Trước khi loại bỏ bất kì chiếc răng nào, bạn phải gặp bác sĩ chuyên khoa và việc loại bỏ răng sẽ không được thực hiện khi bạn có những vết thương ở miệng và các vấn đề y khoa khác.